Dung dịch sử dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 41)

– Thành phần:

Trộn đều hỗn hợp nói trên.

– Có thể thay thế xanh Malachit 1% bằng xanh Methylen 3%.

– Các mảnh giấy cellophane được ngâm vào dung dịch này 24 giờ trước khi sử dụng.

1.4. Quy trình kỹ thuật

 Đặt một mẫu phân nhỏ trên giấy báo (hình 9.1a).

 Ấn lưới lên mẫu phân sao cho phân lọc qua lưới và tụ lên phía trên (hình 9.1b).  Đặt tấm hố đong lên lam kính (hình 9.1c).

 Dùng que gạt lấy phân ở phía trên lưới cho phân đầy vào hố đong, gạt phần phân thừa trên hố.

 Nhấc tấm hố đong ra sao cho phân ở trong hố được giữ lại trên lam kính.

 Phủ lên phân một miếng giấy cellophane đã được ngâm dung dịch glycerin màu, lau khô glycerin còn trên mặt giấy cellophane (hình 9.1d).

 Lật úp tấm lam kính lên một mặt phẳng cứng, ấn xuống nhẹ nhàng để phân được trải mỏng đều (hình 9.1e).

 Nhấc cẩn thận tấm lam kính bằng cách trượt nhẹ nhàng về một bên, tránh làm rách hoặc làm tách mảnh giấy cellophane.

 Để yên từ 30 – 60 phút để phết phân trong (nếu muốn làm trong tiêu bản nhanh có thể để lam phân vào tủ ấm 40oC hoặc dưới ánh sáng mặt trời trong vài phút).

 Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

1.5. Đọc kết quả

– Mẫu phân sẽ trong, trứng KST không bị trong sẽ thấy rõ trên nền màu xanh. – Phương pháp này quan sát dễ dàng các loại trứng giun.

Lưu ý:

– Trứng giun móc, trứng sán máng (Schistosoma sp) vì vỏ mỏng nên dễ bị làm trong và dễ vỡ nếu để lâu. Trứng mất vỏ chỉ còn phôi khó nhận dạng. Do đó nên quan sát sau khi phủ giấy cellophane 30 phút.

– Kỹ thuật này sử dụng phân tươi, cẩn thận khi làm xét nghiệm.

1.6. Đếm trứng

Tính số trứng đếm được trong 1g phân: – Gọi n là số trứng trongX (mg) phân.

– Gọi N là số trứng có trong 1g phân = 1000mg. – Số trứng đếm được trong 1g phân:

Ví dụ:

Hố đong có thể tích:X = 50mg, n = 20. Số trứng đếm được trong 1g phân là:

– Trên thực tế, kích thước hố đong phân đã được tính toán để có thể chứa một lượng nhất định (X (mg) phân):

+ Đường kính 9mm dày 1mm chứa 50mg phân. + Đường kính 6mm dày 1,5mm chứa 41,7mg phân. + Đường kính 6,5mm dày 0,5mm chứa 20mg phân.

Như vậy chỉ cần nhân số lượng trứng đếm được trong X (mg) phân với hệ số (1000mg/X (mg)) sẽ có được số trứng trong 1 gram phân.

1.7. Đánh giá

– Kỹ thuật này đơn giản, nhanh, chính xác, có thể tiến hành hàng loạt trong điều tra và nghiên cứu. Tuy nhiên, việc ước lượng số giun ký sinh chỉ có một giá trị hết sức tương đối vì giun, sán không đẻ theo nhịp độ đều đặn, trứng không được phân bố đều trong phân. Phân có thể đặc hay lỏng, lượng phân thải ra hằng ngày có thể nhiều hay ít.

– Đánh giá cường độ nhiễm của giun đũa, giun tóc, giun móc theo số lượng giun ký sinh và số trứng đếm được trong 1 gram phân theo quy ước của Tổ chức Y tế thế giới (bảng 9.1).

Bảng 9.1

Loại giun

Nhiễm nhẹ Nhiễm trung bình Nhiễm nặng

Số lượng giun Số trứng /g phân Số lượng giun Số trứng /g phân Số lượng giun Số trứng /g phân Giun đũa ≤ 20 < 5000 6 -24 5000 - 50000 > 25 > 50000 Giun tóc < 1000 1000 - 10000 >10000 Ancylosto ma duodenale ≤ 20 < 3000 21 -100 3000 -10000 > 100 >10000 Necator americanu s ≤ 50 < 2000 51 -100 2000 - 7000 > 200 > 7000 2. KỸ THUẬT STOLL

2.2. Quy trình kỹ thuật

 Cho dung dịch NaOH N/10 vào bình Stoll đến vạch 56ml.

 Lấy khoảng 4g phân cho vào bình cho đến khi dung dịch NaOH lên đến vạch 60ml.  Cho bi thủy tinh vào bình.

 Đậy nút bình lắc tròn và đều.  Để qua đêm.

 Ngày hôm sau lấy ra lắc đều trước khi hút mẫu.

 Dùng ống hút lấy 0,15ml dung dịch phân nhỏ lên lam kính đậy lá kính, tránh có bọt khí.  Tiến hành đếm trứng trong toàn bộ lá kính.

2.3. Tính kết quả

– Gọi n là số trứng đếm được trong 0,15ml.

– Gọi N là số trứng có trong 60ml (tương đương 4g phân).

Số lượng trứng có trong 1g phân: n x 100.

– Tùy theo trạng thái của phân, nhân kết quả với hệ số tương ứng:

– Lượng phân thải ra trung bình mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi:

Từ đó, tính số lượng trứng thải ra trong một ngày.

Ví dụ: Lượng phân thải ra ở người lớn là 200g: Số lượng trứng: n x 100 x 200

Ký sinh trùng Số trứng đẻ/ngày Tỷ lệ đực/cái Tổng số KST Giun đũa 200.000 1/1 2 Giun móc (A.duodenale) 20.000 (50.000) 1/1 2 Giun móc (N.americanus) 10.000 1/1 2 Giun tóc 12.000 (50.000) 1/1,7 2,7 Sán lá gan lớn 1000 1 Ví dụ:

Giun đũa con cái mỗi ngày đẻ 200.000 trứng. Số lượng giun tính ra từ số lượng đã đếm được:

Nếu trong ruột bệnh nhân số lượng giun cái và giun đực bằng nhau thì số lượng giun có trong ruột bệnh nhân: X x 2.

Lưu ý:

Kỹ thuật đếm trứng không giúp ta suy ra số lượng giun, sán ký sinh trong ruột một cách chính xác vì có rất nhiều yếu tố làm sai lệch kết quả như:

– Giun, sán không đẻ trứng theo một nhịp độ cố định: có ngày đẻ, có ngày không. – Số lượng trứng đẻ mỗi ngày cũng không giống nhau.

– Tỷ lệ giun đực/cái không luôn luôn chính xác.

– Không thể đánh giá đúng trạng thái của phân, cách tính hệ số của mỗi tác giả cũng khác nhau.

– Lượng phân thải ra mỗi ngày cũng có nhiều thay đổi.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)