Nhóm phát nộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 172)

– Kiểu phát nội: bên trong sợi tóc chứa đầy các bào tử tròn, d = 3 – 4µm.

– Kiểu lõm chén:bên trong sợi tóc có các sợi tơ nấm có thể đứt thành đoạn ngắn, khi hơ nóng bên trong sợi tóc có nhiều bọt khí.

3. CẤY NẤM

Bệnh phẩm được cấy lên môi trường Sabouraud có chloramphenicol và Cycloheximide (mỗi bệnh nhân cấy 3 – 4 ống). Một thời gian sau vi nấm sẽ mọc thành khuẩn lạc nấm (7 – 10 ngày – 1 tháng – 1,5 tháng). Dựa vào đặc điểm, màu sắc, tốc độ mọc và hình thể của nấm cùng các xét nghiệm khác để định danh nấm.

– Cấy lên môi trường cơm nguội để phân biệt Microsporum canis với Microsporum gypseum (Microsporum canis mọc mạnh).

– Cấy lên môi trường urê; môi trường thạch khoai đường và thử nghiệm xuyên tóc để phân biệt hai loại vi nấm Trichophyton rubrumTrichophyton mentagrophytes.

+ Môi trường urê: trong vòng 7 ngày.

Trichophyton mentagrophytes: (+) môi trường đổi màu đỏ.

Trichophyton rubrum: (–) môi trường không đổi màu. + Thạch khoai đường:

Trichophyton mentagrophytes: không sinh sắc tố.

Trichophyton rubrum: sinh sắc tố đỏ nho. + Thử nghiệm xuyên tóc: quan sát lứa cấy sau 10 ngày

Trichophyton mentagrophytes: xuyên tóc (+): vi nấm ăn thủng sợi tóc.

– Các loại Trichophyton: cấy lên môi trường Trichophyton 1 – 7 ngày để định danh từng loại nấm.

– Đặc điểm khuẩn lạc nấm và hình thể quan sát dưới kính hiển vi của một số vi nấm thường gặp:

+ Trichophyton rubrum:

* Khuẩn lạc nấm nhuyễn như bột, có sắc tố đỏ nho.

* Hình thể quan sát dưới kính hiển vi: sợi tơ nấm mảnh, hai bên có các bào tử đính nhỏ hình giọt nước, đôi khi có bào tử đính lớn.

+ Trichophyton mentagrophytes:

* Khuẩn lạc nấm nhuyễn như bột hay mượt như nhung, có sắc tố màu kem, đôi khi đỏ.

* Hình thể quan sát dưới kính hiển vi: sợi tơ nấm mảnh, đôi khi có những sợi xoắn, dọc hai bên nhánh nấm có bào tử đính nhỏ, tròn, đôi khi có bào tử đính lớn vách nhẵn.

+ Trichophyton schoenleinii:

* Khuẩn lạc nấm như sáp, gồ cao và có nhiều nếp nhăn.

* Hình thể quan sát dưới kính hiển vi: chỉ thấy sợi tơ nấm có vách ngăn, không thấy bào tử.

+ Microsporum audouinii:

* Khuẩn lạc nấm mượt như nhung, sắc tố màu hồng nhạt.

* Sợi tơ nấm cong queo, nhiều bào tử bao dày, có thể có sợi tơ nấm hình vợt, hiếm khi có bào tử đính lớn.

+ Microsporum canis:

* Khuẩn lạc nấm mượt như nhung, sắc tố cam, mọc rất tốt trên môi trường cơm.

* Hình thể quan sát dưới kính hiển vi: nhiều bào tử đính lớn hình thoi, vách dày, có gai, bào tử có 5 – 8 vách ngăn.

+ Microsporum gypseum:

* Khuẩn lạc nấm nhuyễn như bột, sắc tố vàng, nâu nhạt.

* Hình thể quan sát dưới kính hiển vi: nhiều bào tử đính lớn hình thoi, vách mỏng, có gai, 5 – 8 vách ngăn, ngoài ra còn có bào tử đính nhỏ hình quả lê.

+ Epidermophyton floccosum:

* Khuẩn lạc nấm nhuyễn như bột, sắc tố vàng – xanh lá cây nhạt.

* Nhiều bào tử đính lớn hình chùy, 3 – 4 vách ngăn, thường dính chùm 2 – 3 cái.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)