Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Tây Sài Gòn (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

2.1.4.Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng BIDV

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi Nhánh Tây Sài Gòn.

2.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức.

BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn được thành lập vào năm 2003 với tên gọi là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Tân tạo. Đến năm 2008, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Tây

Sài Gòn. Đến năm 2012, Ngân hàng chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Tây Sài Gòn.

Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn

(Nguồn BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn).

BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI QHKH KHỐI QLRR KHỐI TÁC

NGHIỆP

KHỐI QL NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC

PHÒNG QHKH PHÒNG QLRR P. QUẢN TRỊ TD P. TCKT P. GIAO DỊCH P.GDKH P.TTQT P.TC HÀNH CHÍNH P.LIÊN ĐOÀN

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

Ban giám đốc: Nhiệm vụ của ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và hoạt động theo sự phân công của giám đốc theo quy định. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và báo cáo thông tin lên hội sở BIDV.

Phòng khách hàng cá nhân: tư vấn hỗ trợ thông tin cần thiết cho khách hàng cá nhân như: các dịch vụ rút tiền,chuyển tiền mở tài khoản….

Phòng hành chính ngân quỹ: thực hiện giải ngân, thu hồi nợ, tiến hành hạch toán các ngiệp vụ phát sinh trong chi nhánh và xác định lãi lỗ cuối kì. Ngoài ra còn có chức năng kiểm tra, theo dõi hoạt động của chi nhánh, xử lý các sự cố trong quá trình hoạt động của các phòng ban.

Phòng dịch vụ khách hàng: kiểm soát các nghiệp vụ giao dịch phát sinh hằng ngày để đảm bảo việc thực hiện các dịch vụ chính xác, an toàn, xử lý các lỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh. Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ của toàn chi nhánh.

Phòng giao dịch: đơn vị kinh doanh trực thuộc chi nhánh, quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, nên chỉ có những hoạt động chính như huy động vốn, cho vay và thanh toán nội địa. Các hoạt động khác quy mô lớn phải chuyển về chi nhánh hoặc hội sở.

Phòng TCKT: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp, công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán của chi nhánh, nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính, quản lý thông tin và lập báo cáo…

2.2.3. Kết quả họat động của chi nhánh qua 3 năm 2011 – 2013.

2.2.3.1. Những kết quả đạt được trong 3 năm 2011-2013.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn qua 3 năm 2011-2013 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Mức tăng Tỷ lệ tăng (%) Mức tăng Tỷ lệ tăng (%) Tổng tài sản 2580 3359 4500 770 29,8 1150 34,3 Nguồn vốn huy động 1693 2222,5 2985 529,5 31,2 762,5 34,3 Dƣ nợ cho vay 656,2 903,4 1213,2 247,2 37,7 309,8 34,3 Vốn chủ sở hữu 887 1127,5 1515 240 27,1 387,5 34,4 Lợi nhuận sau thuế 50,8 75,6 110,2 24,8 48,8 34,6 45,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Sài Gòn năm 2011,2012,2013).

Qua Bảng 2.1 ta thấy được một cách tổng quan về tình hình tổng tài sản, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay qua 3 năm 2011-2013 liên tục tăng theo một cơ cấu ổn định và liên tục:

- Tổng tài sản tăng từ 2580 tỷ đồng lên 4500 tỷ đồng.

- Nguồn vốn huy động tăng từ 1693 tỷ đồng lên 2985 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay tăng từ 656,2 tỷ đồng lên 1213,2 tỷ đồng

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua nhìn chung khá tốt. Lợi nhuận sau thuế qua 3 năm đều đạt kết

quả khả quan, năm 2011 lợi nhuận đạt được 50,8 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 tăng vọt lên 75,6 tỷ đồng đã tăng hơn 24,8 tỷ đồng tương ứng tăng 48,8%, đến cuối năm 2013 lợi nhuận tăng lên 110,2 tỷ đồng tức tăng 34,6 tỷ đồng tương ứng tăng 45,7% cho thấy trong năm 2013 lợi nhuận có bước phát triển vượt bậc do ngân hàng đã nỗ lực bằng nhiều hoạt động như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ… đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi đến với ngân hàng khi muốn sử dụng dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.

2.2.3.2. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV – CN Tây Sài Gòn.

Đối với NHTM việc huy động vốn và hoạt động tín dụng là hai hoạt động chủ yếu và tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, sự phát triển của nguồn vốn huy động là cơ sở để NH mở rộng hoạt động tín dụng. Để tồn tại và phát triển các NHTM luôn luôn phải quan tâm đến công tác huy động vốn. Từ tầm quan trọng đó, BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn đã tăng cường hiệu quả cũng như chất lượng vốn huy động từ các đối tượng khách hàng qua bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV- CN Tây Sài Gòn:

Đơn vị: Tỷ Đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng Tỷ lệ tăng (%) Mức tăng Tỷ lệ tăng (%) Hình thức huy động 1.Huy động vốn bằng VNĐ 1593,5 94,1 2104 94,7 2840,4 95,2 510,5 32,04 736,4 35 2.Huy động vốn bằng ngoại tệ 99,5 5,9 118,5 5,3 144,6 4,8 19 19,1 26,1 22,03 Đối tƣợng huy động 1.Tổ chức 526,1 45,1 580,3 26,1 767,7 25,7 54,2 10,3 187,4 32,3 2.Dân cƣ 1166,9 54,9 1642,2 73,9 2217,3 74,3 475,3 40,73 575,1 35,02 Tồng vốn huy động 1693 100 2222,5 100 2985 100 529,5 31,28 762,5 34,31

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Sài Gòn năm 2011,2012,2013)

Biểu đồ 2.1: Theo hình thức huy động vốn năm 2011- 2013

Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong những năm qua vẫn duy trì ở mức độ tăng khá tốt, cụ thể trong năm 2011 tổng vốn huy động đạt 1693 tỷ đồng đến cuối năm 2012 tăng lên đến 2222,5 tỷ đồng tương ứng tăng 31,28% và đến cuối năm 2013 tăng lên đến 2985 tỷ đồng tương ứng tăng 34,31%. Trong đó xét theo hình thức huy động thì nguồn vốn huy động bằng VND năm 2011 đạt 1593,5 tỷ đồng chiếm 94,1% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 là 2104 tỷ đồng chiếm 94,7% tổng nguồn vốn huy động tăng 510,5 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 32,04 %, năm 2013 đạt 2840,4 tỷ đồng chiếm 95,2% tổng nguồn vốn huy động,tăng 736,4 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng với 35%.

Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2011 đạt 99,5 tỷ đồng chiếm 5,9% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 là 118,5 tỷ đồng chiếm 5,3% tổng nguồn vốn huy động tăng 19 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 19,1%, năm 2013 đạt 144,6 tỷ đồng chiếm 4,8% tổng nguồn vốn huy động, tăng 26,1 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng với 22,03%. Số tiền gửi bằng ngoại tệ tăng (tỷ giá ngoại tệ cao hơn tỷ giá nội tệ) một phần là do Việt kiều từ nước ngoài gửi về (thu nhập của họ cao hơn so với thu nhập trong nước) cho người quen trong nước, cho các dự án chuẩn bị đầu tư tại địa bàn trong thời gian tới và có các khoản chuẩn bị cho việc hồi hương và một phần là do các tổ chức kinh tế làm ăn có sử dụng ngoại tệ.

1593.5 2104 2840.4 99.5 118.5 144.6 0 500 1000 1500 2000 2500 3000

năm 2011 năm 2012 năm 2013

1. Huy động vốn bằng VNĐ 2. Huy động vốn bằng ngoại tệ

Biểu đồ 2.2: Theo đối tượng huy động vốn năm 2011- 2013

Xét theo đối tượng vốn huy động thì tiền gửi của tổ chức năm 2011 đạt 526,1 tỷ đồng chiếm 45,1% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 là 580,3 tỷ đồng chiếm 21,1% tổng nguồn vốn huy động tăng 54,2 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 10,3%, năm 2013 đạt 767,7 tỷ đồng chiếm 25,7% tổng nguồn vốn huy động, tăng 187,4 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng với 32,3%. Ttuy nhiên tỷ lệ gửi tiết kiệm của đối tượng này không tăng nhiều qua các năm bởi vì họ luôn sử dụng lợi nhuận thu được đầu tư vào các dự án kinh tế mới, họ cảm thấy các dự án của họ đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi gửi vào ngân hàng, số tiền gửi của họ gửi vào ngân hàng chỉ là gửi trong thời gian ngắn dể chờ các dự án đầu tư mới.

Nguồn vốn huy động của dân cư năm 2011 đạt 1166,9 tỷ đồng chiếm 54,9% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 là 1642,2 tỷ đồng chiếm 73,9% tổng nguồn vốn huy động tăng 475,3 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 40,73%, năm 2013 đạt 2217,3 tỷ đồng chiếm 74,3% tổng nguồn vốn huy động, tăng 762,5 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng với 43,31%. Theo điều tra của ngân hàng cho thấy nguồn tiền gửi của dân cư tăng cao là do những năm gần đây dân cư tạo được nguồn thu nhập cao hơn trước, cùng với lãi suất hấp dẫn từ ngân hàng nên thu hút được người dân gửi tiền nhiều, đồng thời ngân hàng cũng có những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tượng khách hàng gửi tiết kiệm.

0 500 1000 1500 2000 2500

năm 2011 năm 2012 năm 2013

526.1 580.3 767.7

1166.9

1642.2

2217.3

2.2.3.3. Hoạt động tín dụng tại NH BIDV- CN Tây Sài Gòn

Bảng 2.3. Tình hình tín dụng tại BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Dƣ nợ 656,2 100% 903,4 100% 1213,2 100%

nhân 127,4 19,4% 195,6 21,7% 278,3 23%

Tổ chức

kinh tế 528,8 80,6% 707,8 78,3% 934,9 77% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Bảng báo cáo thường niên BIDV – CN Tây Sài Gòn năm 2011-2013)

Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo thành phần kinh tế

Theo cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế bảng 2.3 ta thấy, năm 2013 tỷ trọng dư nợ cá nhân tăng từ 21,7% lên 22,1% trong khi đó cho vay tổ chức kinh tế giảm từ 78,3% xuống còn 77%. Nguyên nhân chính là do năm 2012 tận dụng gói hỗ trợ lãi suất, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho các tổ chức kinh tế, nhưng gói kích cầu kết thúc vào đầu năm 2012 cộng thêm việc lãi suất cho vay quá cao mặc dù nhiều lần có sự điều chỉnh khiến cho nhiều khách hàng e dè đi vay. Trong khi đó các khoản cho vay tiêu dùng năm 2013 lại tăng, chủ yếu ở các loại như cho vay mua nhà ở, sửa chữa nhà, mua xe ô tô, hỗ trợ học tập, du lịch… trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động việc tập trung cho vay cá nhân là một giải pháp ngân hàng giảm thiểu rủi ro vì thông thường những đối tượng vay dưới hình thức này thường là cán bộ, viên chức, những người đi làm có thu nhập ổn định và ít chịu áp lực về vốn như doanh nghiệp.

127.4 195.6 278.3 528.8 707.8 934.9 0 200 400 600 800 1000

năm 2011 năm 2012 năm 2013

2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến họat động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV-Chi nhánh Tây Sài Gòn.

2.3.1. Nhân tố khách quan.

Thứ nhất, nhân tố khách hàng:

- Năng lực vay vốn của khách hàng được thể hiện thông qua các nhân tố như thu nhập của khách hàng, trình độ văn hoá, thói quen, đạo đức… của khách hàng.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng, có nghĩa là khách hàng liệu có đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng hay không. Các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản …

Thứ hai, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội: Ngân hàng là ngành chịu nhiều sự tác động của môi trường kinh tế chính trị, xã hội. Chính trị mà ổn định thì nền kinh tế mới phát triển được, khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp mới phát triển, nâng cao mức thu nhập của người dân, từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội. Ngược lại, chính trị không ổn định sẽ gây tâm lý cho người dân, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, có thể dẫn tới mức phá sản… chính sách thu hẹp sản xuất, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao, thu nhập của người dân thấp đi, làm giảm quá trình tiêu dùng trong dân cư. Vì vậy, ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay.

Thứ ba, môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý có thể hiểu là hệ thống các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền. Mỗi một quốc gia khi thành lập cũng xây dựng cho mình một hệ thống các quy phạm để quản lý nhà nước mình phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình. Việc xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ phù hợp với xu thế của nền kinh tế là một điều hết sức quan trọng, có ảnh hưởng tới toàn bộ các nghành nghề trong đó có ngân hàng. Các văn bản chồng chéo nhau sẽ gây khó khăn cho ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong việc làm việc và ký kết các hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Thứ tư, môi trường tự nhiên: các biến cố tự nhiên như lũ lụt, thiên tai …. có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân và các doanh nghiệp, làm giảm thu nhập, có thể đẩy người dân vào khó khăn.

rủi ro, nhưng đó là những rủi ro bất khả kháng, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, có khi đẩy ngân hàng vào tình trạng mất vốn.

2.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, định hướng phát triển của ngân hàng: là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu về cho vay tiêu dùng cũng sẽ không được quan tâm.

Thứ hai, quy mô vốn huy động của ngân hàng: đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Thật vậy, cũng như những doanh nghiệp sản xuất, vốn huy động đối với ngân hàng chính là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Nếu như không có vốn huy động thì ngân hàng không thể thực hiện được hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Bên cạnh đó, quy mô nguồn vốn huy động lớn hay nhỏ cũng là một nhân tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Quy mô nguồn vốn lớn tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ ngân hàng…, từ đó tạo tiềm lực lớn cho ngân hàng.

Thứ ba, chính sách tín dụng là nguyên tắc cơ bản chi phối mở rộng hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng được hoạch định tốt, phù hợp với các quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả cho vay KHCN nói riêng.Việc có một chính sách tín dụng hợp lý vừa giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro, đồng thời tạo điều kiện thực hiện các mục đề ra. Tuỳ từng giai đoạn, tùy thời kỳ, ngân hàng có thể đề ra các chính sách nhằm thắt chặt hay nới lỏng tín dụng.

Thứ tư, chất lượng cán bộ tín dụng trong ngân hàng: số lượng, trình độ cũng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Tây Sài Gòn (Trang 37)