Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Tây Sài Gòn (Trang 75)

5. Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

2.4.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

- Về môi trường cạnh tranh: Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều có định hướng phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Do đó, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng sẽ cảng trở nên gay gắt là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, không những chịu sự cạnh tranh với các NHTM trong nước mà các Ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh từ phía các NHTM nườc ngoài. Do các NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam còn bị hạn chế trong các hoạt động Ngân hàng nên sự cạnh tranh còn chưa rõ nét. Trong thời gian tới, cùng với sự nới lỏng của cơ chế tín dụng, chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn vì lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tuy còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực khá phổ biến và phát triễn tại các nước trên Thế giới.

- Sự phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh chịu ảnh hưởng khá nhiều từ chính sách tín dụng của Hội sở chính ban xuống. BIDV – CN Tây Sài Gòn là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, do đó quy trình và nội dung thẩm định tín dụng tại Chi nhánh phải có sự thống nhất và

- Do khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng cá nhân đối với các nhóm khách hàng này, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt động sử dụng vốn của NH.

- Thói quen tâm lý và tiêu dùng của người dân cũng là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nhất là trong hoạt động tín dụng cá nhân.

Nguyên nhân chủ quan

- Về chính sách tín dụng: Chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến khoản mục cho vay đối với KHCN, chưa xác định cho vay KHCN là chiến lược phát triển của mình. Nên chỉ tiêu kế hoạch được phân bổ của chi nhánh đối với các khoản tín dụng cá nhân còn khá thấp, đôi khi người dân có nhu cầu những chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu vì vượt quá kế hoạch của năm.

- Do quy trình tín dụng của chi nhánh còn tuân theo quy trình chung của toàn hệ thống nên các thủ tục còn rườm rà, chưa đơn giản, điều này gây mất rất nhiều thời gian cho khách hàng để có thể hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng. Nếu quy trình, thủ tục cho vay đơn giản và thuận tiện hơn thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đến và sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

- Do trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác Marketing chưa phát huy được hết sức mạnh. Cán bộ tín dụng còn chưa có tính chủ động, sáng tạo cùng khách hàng tìm kiếm phương án kinh doanh có hiệu quả.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2:

Qua chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Tây Sài Gòn đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – CN Tây Sài Gòn bao gồm quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng, giúp chúng ta một phần nào hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2011, năm 2012 và năm 2013. Tình hình kinh doanh của chi nhánh nhìn chung khá tốt, các doanh số tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định.

Về phân tích thực trạng thì Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn hoạt động tương tốt, các chỉ tiêu đều tăng trưởng tích cực qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thật tuyệt vời. Đề tài cũng nêu ra được những ưu điểm cũng như những mặt tồn tại để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn. Và trên cơ sở đó để làm nền tảng cho việc đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng BIDV ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN. 3.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn trong thời gian tới.

3.1.1. Phƣơng hƣớng hoạt động của Ngân hàng BIDV – CN Tây Sài Gòn trong thời gian tới.

Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để mở rộng cho vay, thực hiện đúng chủ trương chính sách của nhà nước về chính sách tiền tệ. Nắm bắt kịp thời các nhu cầu đầu tư, tìm các phương pháp để mở rộng đầu tư, đảm bảo an toàn vốn và đầu tư có hiệu quả.

Xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn trở thành lực lượng chủ đạo cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phù hợp với chính sách, mục tiêu và các chương trình kinh tế của thành phố trong từng giai đoạn.

Mở rộng hoạt động tín dụng một cách vững chắc, an toàn có quy mô áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ tiện ích thuận lợi đến với mọi doanh nghiệp và dân cư thành phố. Nâng cao và duy trì khả năng tài chính của đơn vị.

Tập trung mở rộng đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế nhất là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư phát triển kinh tế hộ trên địa bàn các phường xã, tiểu thương các chợ cho vay phục vụ đời sống giúp người dân cải thiện đời sông của chính mình.

Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh trong quá trình hội nhập.

3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh.

Về huy động vốn:

Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt chú trọng tiền gửi dân cư và các tổ chức. Thực hiện chăm sóc khách hàng tốt hơn để thu hút khách hàng.

Đa dạng hóa các hình thức và biện pháp huy động vốn, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động và thực hiện thêm các hình thức huy động khác được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định.

Tiếp tục giao kế hoạch cho các địa bàn và áp dụng chế độ khen thưởng rõ ràng để cán bộ nhân viên chủ động, sáng tạo trong công tác thực hiện.

Phối hợp với UBND xã, phường tuyên truyền tiếp thị, điều chỉnh lãi suất linh hoạt nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển khách hàng.

Về đầu tư tín dụng:

Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất việc phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, tập trung xử lý thu hồi các nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Thu hồi lãi trong hạn và quá hạn.

Quan tâm đúng mức đến khai thác, tiếp cận cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán… đối với các cá nhân và doanh nghiệp, phát triển khách hàng cá nhân.

Giữ vững và phát huy khách hàng, tiến hành khảo sát, phân loại khách hàng để có chính sách phù hợp với từng loại khách hàng.

Mở rộng tín dụng phải đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng an toàn, việc tăng trưởng phải gắn liền với kiểm tra, kiểm soát chặc chẽ, đảm bảo có hiệu quả và kiểm soát được vốn đã vay.

Theo dõi sát tình hình sử dụng vốn vay, chủ động phân tích nợ để có biện pháp xử lý thích hợp.

Thực hiện nghiêm quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay và quy trình tín dụng. Kết hợp chặt với chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật, để tranh thủ sự hổ trợ trong việc xử lý thu hồi các món nợ khó đòi…

Thực hiện có hiệu quả việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận, xác định mức rủi ro, loại tài sản bảo đảm nợ vay….nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Về phát triển dịch vụ:

Triển khai phát triển dịch vụ gắn với phát triển thị trường, thị phần, phát triển dịch vụ đi đôi với ứng dụng và nâng cao khả năng của công nghệ hiện đại, nâng cao các tiện ích cho khách hàng, phát triển dịch vụ gắn kết với cho vay, chăm sóc khách hàng để phát triển, đặc biệt quan tâm triển khai hướng dẫn cho vay hộ gia đình, cá

nhân gắn với sử dụng dịch vụ ngân hàng, phát triển tài khoản thẻ, chi lương qua thẻ, thấu chi để phát triển dịch vụ.

Thực hiện tốt vai trò làm đại lý dịch vụ hoặc ký hợp đồng với các nhà cung cấp để thu dịch vụ ở các ngành điện, viễn thông, cấp nước sinh hoạt, bảo hiểm…

Triển khai thực hiện kết nối thanh toán trực tiếp tới khách hàng lớn.

Về quản lý tài chính:

Khai thác triệt để tăng thu từ tín dụng và ngoài tín dụng với các sản phẩm hiện có….

Tổ chức tốt công tác thanh toán, hạch toán, kế toán, công tác ngân quỹ nhất là giao dịch viên trực tiếp với khách hàng nhằm góp phần thu hút khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh.

Thường xuyên phân tích hiệu quả kinh doanh để điều chỉnh kịp thời vưà đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, vừa đáp ứng hiệu quả kinh doanh.

Tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.

Công tác khác:

Thực hiện nghiêm túc các chương trình kiểm tra do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đề ra, thường xuyên tự kiểm tra các mặt hoạt động, kịp thời chấn chỉnh sai sót, xử lý nghiêm túc các sai phạm được phát hiện qua kiểm tra.

Phối hợp với UBND phường, xã để tranh thủ sự hổ trợ trong hoạt động kinh doanh.

Chú trọng công tác đào tạo và tự đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong kinh doanh, phát triển sản phẩm mới. Đặc biệt mỗi cán bộ nhân viên phải quan tâm đến việc tự đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

Đẩy mạnh thường xuyên và duy trì công tác thi đua khen thưởng đến từng cán bộ nhân viên nhất là huy động vốn, tín dụng thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ… qua tổng kết phong trào thi đua phát hiện nhân tố mới để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển.

Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2014 với chất lượng tốt nhất, xuyên suốt hết năm.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn. hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng BIDV nói chung và của ngân hàng BIDV – CN Tây Sài Gòn nói riêng cần tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Những hạn chế đó không thể tồn tại một cách độc lập một cách nhất định, do vậy các giải pháp phải thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán.

Dưới đây là các giải pháp nhằm hoàn thiện tín dụng cá nhân:

3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh nguồn huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn. Nâng cao công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. hạn. Nâng cao công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Cơ sở của giải pháp của giải pháp:

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng có sự cạnh tranh ngày càng gây gắt. Do đó, vấn đề chủ động được vốn có tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng. Hiện tại, chi nhánh vẫn chưa chủ động trong nguồn vốn huy động mà còn cần vào vốn điều hòa. Và đây là các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng nên áp dụng các biện pháp phù hợp để tăng nguồn vốn huy động tại chỗ, nhằm mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cách thức thực hiện giải pháp:

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhất là phát triển thêm các sản phẩm mới và thường xuyên làm mới các sản phẩm cũ: bên cạnh các hình thức truyền thống như tiền gửi tiết kiệm… Ngân hàng cần mở rộng việc thanh toán các giấy tờ có giá như: séc, hối phiếu, lệnh phiếu….Tăng cường công tác phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán trong và ngoài nước, trang bị máy ATM có cả chức năng nhận tiền gửi tự động…. đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ như bán các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cá nhân có mục đích, tiết kiệm an sinh giáo dục….đây là hình thức huy động vốn có thể cạnh tranh với công ty bảo hiểm. Nhằm huy động được tối đa nguồn vốn trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế.

Biện pháp chủ yếu là biện pháp lãi suất: ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất có tính cạnh tranh, cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý theo cung cầu thị trường , ưu đãi các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài và uy tín để giữ vững

phẩm tiết kiệm mới với thời gian đáo hạn tương đối dài, như phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát triển các loại hình tiết kiệm gắn với các khoản vay như tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm mua nhà.

Ngân hàng cần tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới giao dịch để tiếp cận khách hàng và mở rộng dịch vụ bán lẻ nhằm nâng cao thị phần tại chi nhánh. Chi nhánh cần xem xét để mở rộng quy mô hoạt động ở các tuyến cở sở nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp. Quy mô mở rộng sẽ thúc đẩy phát triển các dịch vụ huy động, thanh toán, chuyển tiền, máy rút tiền tự động (ATM)… Cần có nhiều máy ATM hơn nữa để thu hút nguồn tiền gửi không kì hạn rất lớn và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh.

Công tác kiểm tra, quản trị của ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên và có chất lượng. Phải rà soát lại chương trình, quy định nội bộ trong chi nhánh để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở dễ bị lợi dụng.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ xem chi nhánh có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng không. Cấp trên cần có các chương trình điều hành hoạt động của chi nhánh một cách thích hợp, khoa học sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở nhân viên đặc biệt là nhân viên tín dụng để xem xét thái độ làm việc cũng như các công việc đã làm có đúng không, bởi chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều vào các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người có năng lực, trách nhiệm luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng quy định thì chất lượng của các khoản vay sẽ là rất tốt.

Kết quả đạt được từ giải pháp:

Một Ngân hàng có các hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn sẽ có sức thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có hơn những Ngân hàng khác. Các Ngân hàng hiện nay không chỉ huy động tiền gửi tiết kiệm mà còn khuyến khích người dân gửi tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như mở tài khoản tiền gửi, huy động qua kỳ phiếu, trái phiếu phong phú cả về mệnh giă, kỳ hạn và chủng loại….

Khi hình thức huy động vốn đa dạng và hấp dẫn thì sẽ làm cho số lượng người gửi tiền tăng lên và khi dó chi phí huy động sẽ giảm xuống. Hơn nữa, hình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Tây Sài Gòn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)