5. Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp
3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà Nuớc
- Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3:
Chương 3 đã nêu ra được định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Tây Sài Gòn trong thời gian tới và những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng. Với những giải pháp trên hi vọng rằng có thể đem lại những phương hướng để khắc phục được những yếu điểm và phát huy được nhiều ưu điểm của Ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như sự phát triển chung của đất nước. Ngoài ra những kiến nghị đối với các cấp, ban ngành từ trung ương đến địa phương khi thực hiện sẽ mở đường cho những thuận lợi mới, cơ hội mới cho ngân hàng trong thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN
Hoà chung vào xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng đang còn những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Trong thành công đó, hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy, hiện nay nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là ngân hàng đi đầu trong các hoạt động đầu tư và phát triển, có vai trò to lớn trong việc cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn đã có những đóp góp to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Là ngân hàng với mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế huyện nhà.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay KHCN đã khẳng định được vai trò tích cực của mình không chỉ đối với ngành ngân hàng, đối với KH mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng đối với ngân hàng nói chung và đối với hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này và đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Số lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng tăng, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, rủi ro đối với các khoản cho vay KHCN luôn được khống chế ở mức thấp… Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng chiếm tới 70%. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế ở các thành phần kinh tế, đồng thời
nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong khu vực, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định, chi nhánh vẫn chưa có chủ trương phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn. Do vậy, trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu đối tượng khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay KHCN, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Từ những kiến thức đã được tổng hợp và phân tích, bài khóa luận tốt nghiệp này phần nào chứa đựng những kiến thức cơ bản đã được học ở trường và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Tây Sài Gòn, bài khóa luận tốt nghiệp này chỉ phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về mặt tài liệu, thời gian nghiên cứu nên chắc chắn bài chuyên đề này khó tránh khỏi những sai sót cũng như thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của Thầy Cô, cán bộ nhân viên trong ngân hàng để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài cũng như những kiến thức của mình về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn
2. Sổ tay nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn.
3. Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn Quang Tuấn (Năm 2008). Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng.
4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (Năm 2005). Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê TP. Hồ Chí Minh.
5. Chủ biên PGS. TS. Phan Thị Cúc (Năm 2008). Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
6. Chủ biên TS. Nguyễn Minh Kiều (Năm 2008). Kế toán Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
7. Chủ biên TS. Nguyễn Minh Kiều (Năm 2009). Nghiệp Vụ Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
8. GS.TS.Lê Văn Tư (Năm 2004). Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, TP. Hồ Chí Minh.
9. Luật các tổ chức tín dụng (Năm 2005).
10.Lê Thị Hồng Vân, “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng”, Năm 2011, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-nhan-to-anh-huong-den-chat-luong-tin- dung.html.
11.Nguyễn Tiến Trung, “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng”, http://www.trungblc.com/index.php/hoc-thuat/9-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-hoat- dong-tin-dung.
12. Trang chủ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: http://www.bidv.com.vn/