Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Tây Sài Gòn (Trang 89)

5. Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

3.3.Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân

hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn.

Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mà cụ thể là phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp, là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách trong bối cảnh cần đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, đi cùng với việc mở rộng về quy mô vốn tín dụng đối với nông hộ thì vấn đề chất lượng tín dụng cần phải quan tâm để nâng cao hơn nữa, bởi đó là một đòi hỏi cho quá trình đạt chuẩn khi gia nhập WTO, cũng là một mục tiêu cho sự phát triển chung. Để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn nói riêng và của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.3.1. Kiến Nghị đối với Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. - Hoàn thiện và đổi mới quy trình tín dụng: theo hướng bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, đồng thời giảm thời gian và thủ tục xét duyệt. BIDV cần hoàn thiện chính sách cho vay KHCN, đảm bảo an toàn, các thủ tục đơn giản, nhanh gọn vừa đem lại lợi ích cho ngân hàng vừa đem lại tiện ích cho khách hàng khi đến giao dịch.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với Khách hàng cá nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Phát triển, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ hiện đại như internetbanking, SMS Banking, dịch vụ phục vụ khách hàng 24/24h … để có thể phục vụ các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, để cho khách hàng thấy được các tiện ích khi sử dụng dịch vụ của BIDV từ đó sẽ thu hút được ngày càng nhiều người đến với ngân hàng.

- Các cán bộ tín dụng cần linh hoạt trong các hoạt động cho vay hơn nữa, tạo điều kiện cho khách hàng đến vay vốn. Có những trường hợp khách hàng đến vay vốn gặp khó khăn không thể hoàn thành hồ sơ đúng theo quy định, nhưng đó có thể là khách hàng lâu năm, có uy tín hoặc trường hợp khách hàng đó hiện tại đang khó khăn về tài chính nhưng trong tương lai thì rất tốt thì cán bộ ngân hàng cần xem xét kỹ, có thể linh hoạt trong các trường hợp đó tạo điều kiện cho khách hàng có thể vay được vốn của ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo chắc chắn là thu hồi được vốn.

- BIDV hỗ trợ chi nhánh Chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên. Nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả công việc, tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, do vậy cần chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ, đảm bảo chất lượng nghiệp vụ, hiệu quả trong công việc. Bên cạnh đó, BIDV cũng cần có chính sách khen thưởng để khuyến khích cán bộ ngân hàng. BIDV nên có những phần thưởng kịp thời thỏa đáng cho những đóng góp tích cực của các nhân viên.

- Đổi mới công nghệ, tiếp nhận những công nghệ từ các đối tác để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc.

- Nâng cao hình ảnh ngân hàng BIDV trong lòng khách hàng hơn nữa bằng các biện pháp marketing, quảng bá, tiếp thị tới khách hàng.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nuớc.

NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

- NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay cá nhân nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có những dự đoán chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để ra những văn bản chính xác và có tuổi đời kéo dài.

- NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay phát triển.

- NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng. NHNN nên tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, thiết lập nên mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, NHNN nên khuyến khích tất cả các Ngân hàng thương mại tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng, hệ thống cho phép các Ngân hàng có khả năng thanh toán, trao đổi thông tin về hoạt động ngân hàng cũng như về khách hàng với tất cả các ngân hàng có tham gia nối mạng.

- NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.

- NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các Ngân hàng Thương mại về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các Ngân hàng Thương mại và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam

3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà Nuớc.

- Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3:

Chương 3 đã nêu ra được định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Tây Sài Gòn trong thời gian tới và những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng. Với những giải pháp trên hi vọng rằng có thể đem lại những phương hướng để khắc phục được những yếu điểm và phát huy được nhiều ưu điểm của Ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như sự phát triển chung của đất nước. Ngoài ra những kiến nghị đối với các cấp, ban ngành từ trung ương đến địa phương khi thực hiện sẽ mở đường cho những thuận lợi mới, cơ hội mới cho ngân hàng trong thời gian sắp tới.

KẾT LUẬN

Hoà chung vào xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng đang còn những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Trong thành công đó, hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy, hiện nay nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là ngân hàng đi đầu trong các hoạt động đầu tư và phát triển, có vai trò to lớn trong việc cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn đã có những đóp góp to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Là ngân hàng với mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế huyện nhà.

Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay KHCN đã khẳng định được vai trò tích cực của mình không chỉ đối với ngành ngân hàng, đối với KH mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng đối với ngân hàng nói chung và đối với hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này và đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Số lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng tăng, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, rủi ro đối với các khoản cho vay KHCN luôn được khống chế ở mức thấp… Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng chiếm tới 70%. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế ở các thành phần kinh tế, đồng thời

nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong khu vực, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định, chi nhánh vẫn chưa có chủ trương phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn. Do vậy, trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu đối tượng khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay KHCN, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Từ những kiến thức đã được tổng hợp và phân tích, bài khóa luận tốt nghiệp này phần nào chứa đựng những kiến thức cơ bản đã được học ở trường và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Tây Sài Gòn, bài khóa luận tốt nghiệp này chỉ phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về mặt tài liệu, thời gian nghiên cứu nên chắc chắn bài chuyên đề này khó tránh khỏi những sai sót cũng như thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của Thầy Cô, cán bộ nhân viên trong ngân hàng để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài cũng như những kiến thức của mình về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Các báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn

2. Sổ tay nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn.

3. Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn Quang Tuấn (Năm 2008). Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (Năm 2005). Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê TP. Hồ Chí Minh.

5. Chủ biên PGS. TS. Phan Thị Cúc (Năm 2008). Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

6. Chủ biên TS. Nguyễn Minh Kiều (Năm 2008). Kế toán Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

7. Chủ biên TS. Nguyễn Minh Kiều (Năm 2009). Nghiệp Vụ Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

8. GS.TS.Lê Văn Tư (Năm 2004). Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, TP. Hồ Chí Minh.

9. Luật các tổ chức tín dụng (Năm 2005).

10.Lê Thị Hồng Vân, “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng”, Năm 2011, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-nhan-to-anh-huong-den-chat-luong-tin- dung.html.

11.Nguyễn Tiến Trung, “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng”, http://www.trungblc.com/index.php/hoc-thuat/9-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-hoat- dong-tin-dung.

12. Trang chủ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: http://www.bidv.com.vn/

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Tây Sài Gòn (Trang 89)