Bộ phận sử dụng

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 55)

Theo kết quả điều tra thì bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong tri thức sử dụng cây thuốc của người Sán Chỉ ở Thanh Lâm là kết hợp cả thân và lá (chiếm 51,41%). Đây cũng là điểm khác biệt so với tri thức sử dụng của người Sán Chay ở Lệ Viễn, Sơn Động, Bắc Giang (thân được sử dụng nhiều nhất với 52,36%) [32].

Kết quả cũng cho thấy rễ cây chỉ chiếm 7,9% các loài được sử dụng. Nếu chỉ nhìn riêng vào con số này, có thể nhận xét việc thu hái cây thuốc của đồng bào là khá bền vững. Tuy nhiên do phong tục thu hái cây thuốc như đã trình bày ở mục 3.5 (thu hái cả rễ) thì cho thấy các khai thác cây thuốc của đồng bào khá lãng phí.

4.2.5. Cách dùng

Cách sử dụng cây thuốc của người Sán Chỉ ở Thanh Lâm chủ yếu là tắm chiếm 48,59%, sắc uống chiếm 48,02%. Điều này khá giống với người Dao ở Sapa [14] cũng có cách sử dụng chủ yếu là tắm, nhưng lại rất khác so với người Mường ở xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình với cách sử dụng chủ yếu là sắc uống (chiếm 56,08%), cách sử dụng là xông hay tắm chỉ chiếm 10,58%.

Các cây thuốc của người Sán Chỉ ở Thanh Lâm trong nghiên cứu này chưa ghi nhận được loài nào chữa các bệnh về gan, nội tiết, tim mạch trong khi kết quả nghiên cứu về cây thuốc của người Sán Chỉ ở Phú Lương, Thái Nguyên [45] lại có.

Tuy nhiên cũng có điểm đồng nhất với nghiên cứu ở Phú Lương, Thái nguyên ví dụ như: Hoàng đằng, tuy là 2 loài khác nhau của cùng một chi (ở Thanh Lâm là Fibraurea tinctoria Lour.còn ở Phú Lương là Fibraurea recisa Pierre) nhưng đều có công dụng chung là chữa vàng da.

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 55)