Đường cong loà

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 53)

Về đường cong số loài cây thuốc được sử dụng bởi người Sán Chỉ ở Thanh Lâm, ta thấy đường cong tăng không đều và có những bước nhảy lớn. Bắt đầu từ người thứ 37 số loài đã tăng lên rất ít. Điều này rất khác so với đường đường cong chỉ số lượng cây thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sa Pa [14] và đường cong loài cây thuốc của người Mường ở xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình sử dụng [19]. Các bước nhảy lớn về số lượng tên cây thuốc xảy ra khi phỏng vấn những NCCT thứ 5, thứ 7, thứ 16 do đây là các thầy lang.

Kết quả này cho thấy tri thức sử dụng cây thuốc của người Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm tập trung chủ yếu vào các thầy lang chứ không rải rác trong cộng đồng như các dân tộc khác. Đối với những người bình thường, không phải là thầy lang hay là người biết nhiều về cây thuốc thì lượng cây được dùng làm thuốc mà họ biết là rất ít, thường là khoảng từ 10 đến 20 cây. Còn đối với các thầy lang thì con số này lớn hơn nhiều, có thể tới 100- 200 loài. Số lượng các thầy lang trong xã cũng khá thấp, trung bình một thôn có khoảng 2-3 thầy lang và chủ yếu là phụ nữ.

Ngoài ra còn có một số trường hợp các thầy lang có được tri thức sử dụng cây thuốc thông qua các giấc mơ (Trần Văn Thành, Nịnh Thị Sìn, lần lượt là NCCT thứ 5 và thứ 7). Theo phong tục của người Sán Chỉ, những người này sẽ kiêng không truyền đạt cho ai những cây thuốc mà họ học được qua các giấc mơ, nếu không họ sẽ bị tổ tiên phạt và mắc đúng bệnh mà mình dạy người khác.Với một số cây thuốc mang màu sắc tâm linh như vậy, chúng tôi chủ động không tư liệu hóa để tôn trọng bản sắc văn hóa của NCCT.

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 53)