Về phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 52)

Do địa điểm nghiên cứu cách rất xa Hà Nội, khoảng 230 km về phía Đông, đường xá tuy mới được xây dựng và còn khá khang trang nhưng phương tiện giao thông thì còn chưa thuận tiện do khoảng cách quá xa và đường đi ngoằn nghèo hiểm trở nên chỉ có đúng một xe khách đi lại giữa Hà Nội và Ba Chẽ. Vì vậy việc tổ chức điều tra là khá khó khăn và phải hoàn thành trong thời gian ngắn để giảm thiểu chi phí. Hơn nữa điều tra viên lại chưa biết tiếng Sán Chỉ và cộng đồng trong xã mới chỉ làm quen với tiếng Kinh trong khoảng 10 năm trở lại đây, vì vậy đôi lúc quá trình trao đổi thông tin giữa NCCT và điều tra viên gặp những khó khăn nhất định. Mặc dù vậy người Sán Chỉ trong xã rất nhiệt tình và tin tưởng vào mục tiêu bảo tồn của điều tra viên nên đã hết sức giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu tại cộng đồng.

Công cụ liệt kê tự do có thể tìm ra được một lượng lớn các loài cây cỏ được sử dụng làm thuốc tại địa phương tiến hành điều tra, kể cả các loài hiếm, đồng thời phương pháp này cũng dễ thực hiện, đơn giản, ít tốn kém, thực hiện được cho nhiều đối tượng. Công cụ này cũng cho thấy loài nào là cây thuốc quan trọng, được NCCT sử dụng nhiều hoặc thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc. Hơn nữa liệt kê tự do còn tránh cho các thông tin thu thập được phụ thuộc vào kiến thức chỉ của một vài NCCT.

Tuy nhiên liệt kê tự do lại bị giới hạn bởi trí nhớ của NCCT và không có căn cứ gì để gợi ra suy nghĩ cho họ. Do vậy việc xác định giá trị tin cậy Fv còn cho phép đánh giá mức độ sử dụng của các cây thuốc trong cộng đồng. Do mục tiêu là điều tra tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng nên chỉ những cây thuốc có hệ số tin cậy Fv≥ 0,25 mới được tư liệu hóa. Cũng vì lý do đó cộng thêm vấn đề về sở hữu trí tuệ mà các tri thức về cách thức phối hợp, gia giảm các cây thuốc trong một bài thuốc thường rất biến động và thường là kinh nghiệm của mỗi gia đình, cá nhân nên sẽ không thể được tư liệu hóa.

Trong quá trình điều tra đã phỏng vấn 37 NCCT thu được 167 tên cây thuốc, theo như chúng tôi thấy trong khuôn khổ đề này tài nếu tiến hành phỏng vấn cũng không thể thu thêm được tên cây thuốc và tri thức sử dụng vì đường cong loài cây

thuốc được người Sán Chỉ sử dụng (Hình 3.1) đã bão hòa. Vì vậy số 167 tên là kết quả có thể tin cậy được.

Kết quả của quá trình liệt kê tự do thu được danh sách tên cây thuốc theo tiếng Sán Chỉ. Từ danh mục này chúng tôi tiếp tục phỏng vấn sâu những NCCT thông thuộc cả tiếng Sán Chỉ và tiếng Kinh để loại các tên đồng nghĩa và trùng lặp. Danh mục này tiếp tục được hoàn thiện sau khi các mẫu được thu và giám đinh tên khoa học.

Điều tra theo tuyếncho phép xác định đặc điểm và sự phân bố các loài, đồng thời thu mẫu để xác định tên khoa học. Điều tra theo tuyến là công cụ tốt để bổ sung cho liệt kê tự do vì nó cho phép tìm ra các cây thuốc ít được sử dụng hoặc NCCT không nhớ ra trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên công cụ này vẫn bị hạn chế ở chỗ có thể tuyến điều không xuất hiện các loài quan trọng hoặc chưa đến mùa của loài đó để thu mẫu. Để đảm bảo khách quan các tuyến điều tra đã đi qua các địa hình khác nhau bao gồm: ven sông, ven suối, đồi, rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh, rừng tre, nương rẫy, ruộng lúa… Số lượng tuyến điều tra được tiến hành để đảm bảo thu được tất cả các loài từ danh mục tên cây liệt kê tự do.

Quá trình thu thập thông tin được tiến hành ngay tại thực địa, và theo một mẫu in sẵn với các nội dung thích hợp. Các thông tin thu thập còn thiếu tại sẽ được hoàn thiện trong ngày ngay sau buổi đi thực đia, do vậy tránh được thiếu sót, trống thông tin.

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 52)