Phong tục trong việc truyền nghề

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 43)

Về việc truyền nghề, các thầy lang có kinh nghiệm sẽ truyền dạy tri thức sử dụng cây thuốc cho những ai muốn học nhưng chỉ truyền trong nội tộc từng dòng họ mà không truyền ra ngoài. Nhìn chung các thầy lang người Sán Chỉ trong xã không quá kén chọn trong việc chọn người để truyền nghề, chỉ cần đảm bảo được yếu tố họ hàng nội tộc hay con cháu (thường là con dâu, con gái, cháu dâu) thì đều có thể truyền dạy. Tuy nhiên trước khi chính thức bắt đầu truyền dạy, thầy lang đó sẽ phải thắp hương (không cần lễ vật gì hết) để thông báo với tổ tiên về việc sẽ truyền nghề cho người này, người kia để được tổ tiên cho phép. Có nghi lễ này là vì người Sán Chỉ quan niệm kiến thức về cây thuốc của họ là do tổ tiên truyền lại cho, nếu không thông báo việc tiếp tục truyền nghề cho thế hệ sau với tổ tiên thì bị coi là thất kính và sẽ bị tổ tiên phạt tội.

Việc truyền nghề được tiến hành trực tiếp thông qua những lần đi rừng phát cỏ, đi làm đồng, trong quá trình các thầy lang đi rừng thu hái thuốc hoặc các lâm

sản khác. Hoặc cũng có thể là người dạy mang cây tươi về sau đó mô tả vị trí, dạng sống và công dụng để dạy cho người ở nhà.Ngoài ra, một số người còn có khả năng tự biết về cây thuốc qua nằm mơ. Đối với những thầy lang này, không chỉ bài thuốc biết được bằng báo mộng phải giữ bí mật tuyệt đối không được tiết lộ cho người ngoài, mà ngay cả việc truyền dạy tri thức sử dụng các cây thuốc khác (không phải do báo mộng mà biết) cũng phải kiêng không được làm nếu không sẽ bị đau ốm đúng bệnh mình dạy cho người khác.

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)