phòng và điềutrị
(1) Liệt kê tự do: Được cải tiến từ kỹ thuật liệt kê tự do sử dụng trong nhân học và tài nguyên cây cỏ nói chung [27].
Giai đoạn 1:Điều tra tại cộng đồng
Chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn là những người đang thu hái, chế biến, bán thuốc, bốc thuốc, những người có hiểu biết về thuốc hay những người đã được chữa trị bằng thuốc từ cây cỏ. Những người này được gọi tắt là người cung cấp tin (NCCT). Số lượng người được phỏng vấn được quyết định khi “đường cong loài” tăng không đáng kể khi tăng người được phỏng vấn.
Phỏng vấn: Mỗi NCCT tham gia phỏng vấn đều được yêu cầu liệt kê tất cả các cây thuốc bằng tiếng Sán Chỉ mà họ sử dụng.
Giai đoạn 2: Thu thập mẫu tiêu bản [34]
Mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong phần liệt kê tự do được thu thập, ghi chép, xử lý và sấy khô theo các kỹ thuật làm tiêu bản thực vật thông thường và lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đạ i học Dược Hà Nội (HNIP). Tổng cộng 177 tiêu bản đã được thu thập trong quá trình thực hiện khóa luận.
Giai đoạn 3: Xác định tên khoa học
Tên khoa học của mẫu tiêu bản được giám định bởi ThS . Phạm Hà Thanh Tùng, DS Nghiêm Đức Trọng và Phạm Thanh Trường (Trường Đại học Dược Hà Nội) bằng phương pháp so sánh hình thái dựa trên các sách cây thuốc, thực vật chí [1], [3], [11], [12], [15], [16], [17], [21], [22], [25], [28] các đặc điểm mẫu tiêu
bản tại phòng tiêu bản Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật.
Giai đoạn 4: Xử lý dữ liệu
Từ danh mục liệt kê tự do của tất cả các cây thuốc và các mẫu tiêu bản thu được. Loại bỏ các tên tiếng Sán Chỉ đồng nghĩa, tổng hợp và lập thành một danh mục tên tiếng Sán Chỉ của các cây thuốc mà người Sán Chỉ tại xã sử dụng.
Giai đoạn 5: Đánh giá độ tin cậy
Sử dụng danh mục tên cây thuốc thu được ở giai đoạn 4 để phỏng vấn NCCT: “Ông/bà (anh/chị) có sử dụng cây thuốc X i trong trường hợp bị Y j
không?” (Với Xi là tên cây thuốc và Yj tên các bệnh bằng tiếng Sán Chỉ trong danh mục).
Độ tin cậy của thông tin được tính theo công thức Friedman [26]: Fv =
∑SSij Sij
Fv: độ tin cậy của thông tin ( 0 ≤ Fv ≤ 1) Sij: Số người nói cây thuốc i chữa bệnh j
∑S: Tổng số người được hỏi
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cây thuốc được cộng đồng sử dụng nên chỉ các cây thuốc trong cộng đồng với công dụng có hệ số tin cậy F v> 0,25 mới được tư liệu hóa.
(2) Điều tra theo tuyến [27], [46]:Được thực hiện thông qua các chuyến nhập cuộc quan sát tại thực địa cùng với người cung cấp tin quan trọng (người cung cấp tin quan trọng – KIP là các thầy lang hoặc là những người có hiểu biết nhiều về cây thuốc được cộng đồng thừa nhận ) để quan sát, phỏng vấn và thu thập mẫu tiêu bản tại thực địa . Tổng cộng 4 chuyến nhập cuộc quan sát đã được thực hiện trong thời gian nghiên cứu.