Hoạt động làm thuốc truyền thống

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 48)

Hoạt động làm thuốc vẫn giữ nguyên trạng thái sơ khai với các hình thức sau:

1. Bán thuốc tại các chợ phiên: Hoạt động này có thể diễn ra ở chợ phiên trong xã là chợ phiên Thanh Lâm (họp vào các ngày mùng 5, 15, 25 âm lịch hàng tháng) hoặc tại các xã lân cận như xã Đạp Thanh (họp vào các ngày mùng 1, mùng 6, mùng 10, 16, 21, 26 âm lịch hàng tháng). Hoạt động buôn bán dược liệu ở các chợ phiên này diễn ra không thường xuyên và thực hiện bởi người Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán, Tày và Nùng.Thuốc mà họ bán thường ở dưới dạng bột hoặc dược liệu đã được thái nhỏ, phơi khô và trộn thành các bài thuốc chữa các bệnh nhất định.

2. Khám bệnh và bốc thuốc tại nhà: Đây là hình thức phổ biến hơn khi người

bệnh tìm đến trực tiếp nhà các thầy lang để bốc thuốc chữa bệnh. Riêng các thầy lang người Sán Chỉ chỉ bốc thuốc tại nhà chứ không mang thuốc ra chợ bán như các dân tộc khác.

Thông thường một thôn có từ 2 đến 3 thầy lang hoặc người biết nhiều về cây thuốc. Đặc biệt, do đặc thù không coi nghề thuốc là nghề kiếm tiền chính mà chỉ là là nguồn thu nhập phụ kết hợp với các hoạt động kinh tế cơ bản khác là làm nông nghiệp, lâm nghiệp. Xét về phân loại thu nhập trong xã thì không hộ nào trong số này là khá giả điều này cho thấy là hoạt động hoạt động nghề và kinh doanh cây thuốc không đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ở đây. Một yếu tố khác lý giải điều này là các sản phẩm dược liệu ở đây chỉ là dược liệu thô hoặc bột mà

Hình 3.11: Chợ phiên Thanh Lâm Hình 3.10: Chợ phiên Đạp Thanh

chưa có các dạng bào chế có giá trị gia tăng cao hơn như nấu cao dược liệu thường gặp ở các cộng đồng các dân tộc lân cận như người Sán Chỉ ở Bắc Giang, người Tày ở Lạng Sơn.

Theo truyền thống trước đây các thầy lang trong xã thường chữa bệnh mà không lấy tiền. Họ chỉ nhận các lễ vật cảm ơn của người bệnh biếu họ sau khi đã

khỏi bệnh. Lễ vật này cũng tùy thuộc và kinh tế của gia đình bệnh nhân, có thể là cá, gà, thịt hay quần áo, vải vóc… Cho đến ngày nay truyền thống này vẫn được duy trì nhưng chỉ áp dụng đối với những người cùng thôn xóm. Còn trong bối cảnh nền kinh tế thị trường dần ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong xã, đồng thời địa điểm để họ có thể thu hái được cây thuốc ngày càng xa, vì vậy các thầy lang đã bắt đầu nhận tiền từ việc chữa bệnh và bốc thuốc của mình mặc dù họ vẫn coi công việc làm thuốc của mình chỉ là từ thiện. Thường những người ở xa đến bốc thuốc sẽ phải trả tiền cho thầy lang với lý do: thứ nhất là họ không quen biết nhau; thứ hai là khoản tiền này coi như bù đắp lại chi phí đi rừng khá vất vả của các thầy lang. Không chỉ chữa và bốc thuốc cho người dân trong xã, những người NCCT cho biết còn có rất nhiều người từ Hòn Gai, Hoành Bồ, Tiên Yên, Thị trấn Ba Chẽ … đến

lấy thuốc từ các thầy lang trong xã, có khi cả triệu tiền thuốc một lần. Ví dụ: có ông Vi Ngọc Tính ở Hoành Bồ đến lấy 1.000.000 tiền thuốc đau dạ dày của thầy lang Nịnh Thị Liên vào ngày 16/4/2013.

Lượng thuốc mà các thầy lang dự trữ trong nhà là không nhiều, thậm chí còn không đủ cho gia đình dùng. Do vậy người bệnh thường phải đến để đặt trước để thầy lang đi lấy. Thuốc sau khi lấy về được thái nhỏ, phơi khô.Các vị thuốc trong cùng một bài thuốc sẽ được trộn lẫn vào nhau thành các liều rồi được đóng vào các túi nilon.Mỗi liều được uống trong vòng một tuần. Giá thường dao động từ 100.000 đến 300.000 đồng/1 liều tùy vào mức độ khó khăn khi thu hái hay giá cả riêng của mỗi thầy lang.

Một phần của tài liệu Điều tra cây thuốc được người sán chỉ sử dụng ở xã thanh lâm, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 48)