Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Bình Định (full) (Trang 90)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Đối với Chính phủ

Chỉ đạo các ngành, các cấp hữu quan cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, có những chủ trương chính sách đúng đắn kịp thời như chấp nhận thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng, thu tiền điện, tiền nước, tiền thuế. Bộ thông tin và truyền thông hỗ trợ các NHTM trong công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân đều hiểu và nắm được các tiện lợi và an toàn trong sử dụng thẻ.

Các cơ quan nhà nước có thể đi đầu trong việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng bằng cách thực hiện chi trả lương cho cán bộ thông qua hệ thống tài khoản các nhân mở tại ngân hàng.

Nhà nước nên xem xét, hỗ trợ dành ưu tiên đối với những hoạt động liên quan đến dịch vụ thẻ như giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc, linh kiện phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ mà chưa sản xuất được trong nước.

Thị trường thẻ Việt Nam là thị trường mới phát triển nên hoạt động tội phạm trong lĩnh vực thẻ chưa nhiều và quy mô còn nhỏ. Hầu hết các vụ giả mạo thẻ và giao dịch giả mạo đều được các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường thẻ Việt nam, nước ta sẽ phải đối mặt với sự tấn công mang tính tổ chức của các tổ chức tội phạm thẻ quốc tế. Do đó, Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ. Các hoạt động giả mạo thẻ thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài nên Chính phủ có thể tham khảo luật và quy định của các TCTQT cũng như các quy định của Luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực tiễn cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

NHNN trực tiếp đề ra định hướng phát triển thị trường thẻ và chỉ đạo, giám sát các NHTM thực hiện. Đảm bảo môi trường bình đẳng để các NHTM hoạt động, cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển với lợi ích kinh tế cao, tránh đầu tư tràn lan, chồng chéo và lãng phí.

Rủi ro của hình thức thanh toán thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng có liên quan mật thiết đến thông tin của chủ thẻ và các ĐVCNT. Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam và hệ thống thông tin tín dụng mới chủ yếu là thông tin của các khách hàng doanh nghiệp. Do vậy, NHNN cần xây

dựng hệ thống thông tin cá nhân, để các ngân hàng có được những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.

NHNN hỗ trợ kỹ thuật cũng như kinh phí để các NHTM phát triển dịch vụ thẻ trong khả năng cho phép.

NHNN cần tiếp tục đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các ĐVCNT để tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán qua POS bằng thẻ nội địa trên diện rộng (không chỉ dừng lại ở phạm vi như hiện nay) trên khắp cả nước. Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, với các thương hiệu thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm bớt gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

3.3.3. Phát huy năng lực hoạt động của Hiệp hội thẻ Việt Nam

Để hoạt động của Hiệp hội thẻ ngày càng hiệu quả, thúc đẩy vai trò hợp tác của các ngân hàng thành viên, Hiệp hội thẻ nên có các động thái sau:

- Phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác các thành viên để cùng phát triển

- Hiệp hội phối hợp với các TCTQT trong việc giúp đỡ các ngân hàng hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, cũng như ứng dụng những tiện ích của công nghệ thẻ đã, đang và sẽ phát triển trên thế giới

- Tổ chức các khóa đào tạo liên quan đến dịch vụ thẻ như: quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại. Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới mẻ của các nước

- Phối hợp với NHNN tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ đến với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội để từng bước xã hội hóa dịch vụ thẻ, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, bảo mật thẻ, sử dụng thẻ an toàn

Hiệp hội thẻ của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển đa dạng và mạnh mẽ, bước đầu thực hiện được tiêu chí của Hội là “ diễn đàn hợp tác và trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam ”. Hiệp hội thẻ ra đời đã thu hút được hầu hết các ngân hàng Việt Nam tham gia. Các ngân hàng trong Hội đã thống nhất mức phí thanh toán tối thiểu và việc áp dụng thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các cơ sở chấp nhận thẻ tại Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hội cũng đã thu thập tình hình khó khăn thuận lợi cũng như vướng mắc của các ngân hàng trong Hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục. Trong thời gian tới Hiệp hội thẻ cần tiếp tục phát huy vai trò “ diễn đàn hợp tác trao đổi ” của mình trong hoạt động phòng chống rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại thị trưòng Việt Nam. Hiệp hội thẻ cần đưa ra các quy định đối với các thành viên trong việc cung cấp thông tin và phối hợp hành động phòng chống các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngân hàng. Hiệp hội thẻ cũng là đầu mối tổ chức, nghiên cứu đưa ra các đề xuất hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ, đầu mối liên lạc với các TCTQT trong hoạt động phòng chống giả mạo thẻ và tổ chức các khoá học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên trong hoạt động phòng chống rủi ro kinh doanh thẻ.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc mở rộng dịch vụ thẻ tại DongA Bank – Bình Định trong thời gian qua, luận văn đã đưa định hướng phát triển dịch vụ thẻ của DongA Bank – Bình Định trong thời gian tới và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng. Các giải pháp được đưa ra có tính chất đồng bộ và khả thi, từ vấn đề xúc tiến sản phẩm, công nghệ, đa dạng tiện ích, phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ đến mở rộng pham vi đặt máy ATM, phát triển khách hàng và chất lượng dịch vụ, phòng ngừa rủi ro về thẻ. Đồng thời, luận văn còn đề xuất kiến nghị với chính phủ, ngân hàng nhà nước và hiệp hội thẻ Việt Nam nhằm hoàn thiện một số vấn đề bất cập tạo điều kiện phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Việt Nam.

KT LUN

Phát triển dịch vụ thẻ là một định hướng đúng đắn của DongA Bank nói chung và DongA Bank – Bình Định nói riêng. DongA Bank đã khẳng định được vị thế là một trong các ngân hàng dẫn đầu thị trường dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Dịch vụ thẻ không chỉ là sản phẩm phục vụ cho chiến lược hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng của DongA Bank – Bình Định, mà còn là sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DongA Bank – Bình Định trong thời gian tới, khi chiến lược của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam là sẽ tập trung khai thác thị trường bán lẻ.

Thẻ ngân hàng còn là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến, kích thích mạnh mẽ sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam, tạo điều kiện thuân lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

Với nhận thức như vậy, tác giả đã chọn đề tài nêu trên làm mục tiêu nghiên cứu nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Bình Định. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học về kinh tế - xã hội, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Hệ thống những lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ của NHTM. Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại DongA Bank – Bình Định. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của chúng.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và định hướng phát triển dịch vụ thẻ của DongA Bank – Bình Định trong thời gian tới, từ đó luận văn đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại DongA Bank – Bình Định.

Cuối cùng, luận văn khẳng định: phát triển dịch vụ thẻ không chỉ có riêng DongA Bank – Bình Định mà còn cần sự hỗ trợ của Nhà nước, của Hiệp hội thẻ, của Ngân hàng nhà nước.

I LIU THAM KHẢO

[1] Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Bình Định giai đoạn 2009 – 2012; Báo cáo tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Đông Á – chi nhánh Bình Định giai đoạn 2009 – 2012.

[2] Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Trần Thị Ngọc Minh (2012),

“Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đà Nẵng”.

[3] Đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng: Lê Đức Hiếu (2013), “Phát

triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn”.

[4] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản thống kê Hồ Chí Minh.

[5] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007), Quy chế về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước).

[6] Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các website sau:

- http://www.dongabank.com.vn/home

- http://www.sbv.gov.vn

- http://www.vietinbank.vn

- http://www.vietcombank.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Bình Định (full) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)