Định hướng và khả năng phát triển hoạt động FDI ở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 46)

thời gian tới

Trong 15 năm qua, FDI đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất. Hiệu quả kinh tế - xã hội mà FDI mang lại là tiêu chuẩn cao nhất trong quá trình hợp tác đầu tư với nước ngoài. Nếu trong những năm đầu, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, phi sản xuất như khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê… thì những năm gần đây, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật chất. Hiệu quả kinh tế của FDI là tạo ra năng lực sản xuất mới, các ngành nghề mới, các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Khu vực đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng một phần ba giá trị sản xuất công nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 20% năm, các doanh nghiệp có vốn FDI đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, cũng như của toàn bộ nền kinh tế; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; tạo ra hàng trăm ngàn công ăn việc làm cho người lao động trong những năm qua.

Cùng với đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ thống 67 khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước, góp phần phân bố lại công nghiệp một cách hợp lý, xử lý môi trường tốt hơn, nâng

cao hiệu quả đầu tư và hiệu lực quản lý. Tuy nhiên nếu chỉ riêng FDI thì cũng không thể đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, mà nó phải được kết hợp đồng bộ với các nguồn vốn khác trong nước và nguồn vốn ODA...

Đẩy mạnh thu hút FDI từ các đối tác có tiềm năng về vốn, công nghệ hướng vào các ngành công nghiệp trong nước còn khó khăn; tạo ra các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư mà Chính phủ đã công bố tại Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 và gần đây nhất là Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000.

Khuyến khích mạnh mẽ thu hút vốn FDI bằng các chính sách ưu đãi thiết thực vào các ngành: công nghiệp chế biến xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chế biến dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất thép, dự án sản xuất thuốc kháng sinh, sản xuất thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Khuyến khích các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu, có giá trị gia tăng cao, gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ. Chú trọng đến các dự án thuộc các ngành công nghiệp dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao như du lịch, kinh doanh bất động sản. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. Nhằm phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hướng tới việc thu hút VĐT từ các nước phát triển ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á; Chú trọng thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia; Quan tâm tới các dự án vừa và nhỏ nhưng có công nghệ hiện đại của các quốc gia khác.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án để phát huy nhanh tác dụng vốn FDI đối với nền kinh tế; Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư với chính sách "một giá" cho đầu tư trong nước và nước ngoài, đơn giản hoá các thủ tục trước và sau cấp phép.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)