Những tác động tích cực của hoạt động FDI ở Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 33)

Qua 15 năm, khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của

nền kinh tế nước ta. Thật khó có thể phân định rõ những gì là kết quả riêng ở Việt Nam trong những năm qua do FDI mang lại. Song có thể khái lược trên các mặt sau đây :

Thứ nhất, FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế.

Thứ hai, FDI giúp điều chỉnh cấu trúc kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển sức mạnh sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Thứ tư, cùng với đầu tư trong nước, FDI đã góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ thống 67 khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước, góp phần phân bố lại công nghiệp một cách hợp lý, xử lý môi trường tốt hơn, nâng cao hiệu qủa đầu tư và hiệu lực quản lý.

Thứ năm, FDI góp phần nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Thứ sáu, FDI tạo ra tiềm lực kinh tế quan trọng cho việc phát triển kinh tế

quốc gia.

Thứ bảy, FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao

động, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập.

Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ đóng góp của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP thời kỳ 1990 - 2001

Chỉ tiêu 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 Tốc độ tăng GDP (%) 5,1 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 9,3 9,0 6,5 5,6 6,7 6,8 Tỷ lệ đóng góp của FDI trong GDP (%) - - 2,0 3,6 6,1 6,9 7,7 8,6 9,5 10,3 12,2 13,5

Nguồn: - Niên giám thống kê Việt Nam năm 1998 của NXB Thống kê Hà Nội 1999

- Báo cáo về tình hình FDI năm 1999- 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Các nhóm ngành trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đều tăng lên nhưng với tốc độ khác nhau nên đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong GDP. Tính trung bình trong thời kỳ 1990 - 1997 nông nghiệp tăng 4,4% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chung là 8,2%, tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp giảm 9,6% trong vòng 5 năm (1990 - 1995). Thời kỳ 1996 - 1998 giảm 2% và từ chỗ là ngành có tỷ trọng cao nhất trong GDP trở thành ngành có tỷ

trọng thấp nhất.

Nhóm ngành công nghiệp có tốc độ tăng cao nhất, trung bình 12,8% một năm, tỷ trọng GDP tăng 7,4% thời kỳ 1990 - 1995; còn thời kỳ 1996 - 1999 tăng 12% và đã trở thành nhóm ngành có tỷ trọng đứng thứ hai.

Nhóm ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá, bình quân 9% một năm, cao hơn tốc độ tăng chung, tỷ trọng trong GDP thời kỳ 1990 -1995 tăng 3,3% còn thời kỳ 1996 - 1999 tăng 1,9%.

Tỷ trọng các ngành trong GDP của Việt Nam năm 1999 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 26%; Công nghiệp, Xây dựng 32,7% và Dịch vụ 41,3%.

Riêng năm 1998 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm: 100% sản lượng khai thác dầu thô; 70% sản lượng xe có động cơ; 50% sản lượng thép; 49% sản lượng hàng điện tử dân dụng; 32% sản lượng giầy da xuất khẩu; 18% sản lượng thực phẩm, đồ uống; 16% sản lượng hàng may mặc; 14% sản lượng sản phẩm hoá chất

FDI góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Với lợi thế về vốn, công nghệ và mối quan hệ với thị trường quốc tế, khu vực có vốn ĐTNN có lợi thế trong xuất khẩu và đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 2,5% năm 1991, 4,3% năm 1992 tăng lên 22,4% năm 1999.

Điều đáng chú ý là trong giai đoạn vừa qua nhiều doanh nghiệp FDI đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị sản xuất hoặc sản xuất thử nên khu vực này vẫn còn tình trạng nhập siêu. Hai năm 1995 - 1996 mỗi năm nhập siêu trên 1 tỷ USD, năm 1997 là 900 triệu USD, năm 1998 là 686 triệu USD và năm 1999 là 825 triệu USD. Tỷ trọng nhập siêu của khu vực FDI thường chiếm trên dưới 30% so với tổng nhập siêu của Việt Nam. Song xu hướng chung sẽ là tăng xuất khẩu tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu và sẽ có xuất siêu khi các doanh nghiệp

FDI đi vào hoạt động.

Khu vực FDI đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách.

Nộp ngân sách của khu vực này năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995 là 195 triệu USD, năm 1996 là 263 triệu USD, năm 1998 là 320 triệu USD và năm 1999 là 271 triệu USD. FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách hàng năm là trên 1/4 tổng thu ngân sách của cả nước. Thu nhập bình quân của người lao động hiện nay ở khu vực này là 84 USD/ người/ tháng năm 1996, tạo ra khoảng 300 triệu USD thu nhập cho người lao động hàng năm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)