Phương châm thực hiện FDI của các đối tác nước ngoà

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 39)

Phương châm chung của các nước thuộc Đông Á cũng như Đông Nam Á khi vào Việt Nam là thực hiện FDI theo cơ cấu ngành, tuỳ theo trình độ phát triển và thực lực của mỗi nước về vốn, trình độ công nghệ kỹ thuật cũng như chiến lược FDI của cả hai phía đối tác đầu tư.

Đối với Nhật Bản phương châm thực hiện FDI theo cơ cấu ngành được thể hiện theo hướng đầu tư vào lĩnh vực khai thác đối với những nước giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, đầu tư vào ngành chế tạo đối với những nước có cả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực dồi dào với giá rẻ, đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ đối với những nước phát triển hoặc những nước mới công nghiệp hoá với nền công nghiệp có trình độ cao.

Các NICs Đông Á và ASEAN cũng có phương châm đầu tư theo cơ cấu ngành tương tự như Nhật bản. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện cùng một phương châm theo cơ cấu ngành nhưng chiến lược của các đối tác khác nhau cũng dẫn đến sự khác nhau tùy theo từng dự án đầu tư.

được tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, khai thác dầu mỏ, dịch vụ du lịch khách sạn và tài chính phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp chiếm một tỷ trọng lớn. Ngoại trừ Singapore là đối tác thường có những dự án FDI tập trung vào các ngành phát triển cơ sở hạ tầng, còn các đối tác ASEAN khác đều chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, khách sạn, nông và lâm nghiệp ở Việt Nam.

Nhìn chung các nước Âu - Mỹ chú trọng đầu tư vào các nước đã phát triển để có được lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất mà không chú ý nhiều đến những lợi thế sơ cấp về tài nguyên và lao động của các nước đang phát triển. Chính vì vậy phương châm cơ cấu ngành của các đối tác thuộc khối này vào Việt Nam cũng có sự khác biệt, phần lớn các dự án thường tập trung vào các ngành công nghiệp như khai khoáng, hoá chất mà không phải là vào ngành chế tạo và xây dựng như các đối tác Châu Á nêu trên. Những ngành công nghiệp tập trung nhiều kỹ năng tiếp thị của Mỹ như hàng mỹ phẩm cao cấp hay hàng tiêu dùng cũng nằm trong cơ cấu ngành mà đối tác này quan tâm. CocaCola và Pepsi Cola của Mỹ ở Việt Nam là những ví dụ điển hình.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 39)