Tính đến hết tháng 12/2002, chỉ tính các dự án còn hiệu lực, số vốn đã thực hiện của các dự án FDI là 20,739 tỷ USD trong tổng vốn FDI khoảng 39,104 tỷ USD. Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, các nguồn lực cũng như chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến động, thị trường phát triển chưa đầy đủ... thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được ở mức như vậy là không thấp. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm các dự án sau khi được phê duyệt thường chưa đủ các điều kiện để triển khai ngay. Do đó, số vốn thực hiện trong năm chủ yếu là của các dự án đã được phê duyệt từ những năm trước đó. Nguyên nhân của vấn đề này là do:
phải dừng hoặc chấm dứt không thể tiếp tục đầu tư.
- Một số nhà đầu tư khi lập dự án tính toán chưa thật sát với thực tế nên khi triển khai gặp phải một số vấn đề phát sinh vượt quá khả năng tài chính cũng như các điều kiện cho triển khai dự án.
- Một số nhà đầu tư nước ngoài không đủ năng lực tài chính, nên triển khai thực hiện dự án chậm, có khi mất cả khả năng thực hiện. Đến hết năm 2001 đã có gần 1775 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng 58,13% tổng số dự án còn hiệu lực), 604 dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện (bằng 19,78% số dự án còn hiệu lực), 437 dự án chưa triển khai nhưng có khả năng thực hiện (bằng 14,3% số dự án còn hiệu lực), 237 dự án chưa triển khai không có khả năng thực hiện có thể bị rút giấy phép (bằng 7,76% số dự án còn hiệu lực).
Có gần 800 dự án sau một thời gian triển khai đến nay có nhu cầu xin được tăng vốn, mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là hơn 6 tỷ USD (bằng gần 15% tổng vốn đăng ký và bằng gần 30% số dự án được cấp giấy phép).
Có 127 dự án hết hạn thực hiện hợp đồng (bằng 3,4% số dự án được cấp giấy phép). 792 dự án đã bị rút giấy phép trước thời hạn (chiếm 14,77%).
Bên nước ngoài góp vốn chủ yếu bằng tiền mặt và trang thiết bị do đó trong giai đoạn đầu triển khai dự án, thực hiện các công việc xây dựng cơ bản bị phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ góp vốn của bên nước ngoài. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, đối tác nước ngoài gần như nắm quyền điều hành toàn bộ các hoạt động của liên doanh. Do trình độ cán bộ, nên rất ít liên doanh mà trong đó cán bộ của đối tác Việt Nam giành được tiếng nói chi phối các hoạt động này. Đến hết năm 2001, các đối tác nước ngoài đã đưa vốn vào thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam là 13.341 triệu USD (gấp gần 6 lần số vốn của Việt Nam tham gia vào hoạt động này).
dụng đất và giá trị thiết bị, nhà xưởng hiện có. Tất cả nguồn vốn này thường được chuyển một lần ngay vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu tư, do đó nếu theo giấy phép đăng ký thì bên Việt Nam góp 21,9% bên nước ngoài góp 68,7%. Số vốn góp của bên Việt Nam ở thời điểm này gồm 74% bằng giá trị quyền sử dụng đất; 15% bằng giá trị nhà xưởng, thiết bị, và 11% là bằng tiền mặt, nguyên vật liệu và các dịch vụ.
Số vốn của bên nước ngoài gồm 76,6% bằng tiền mặt và 15,4% bằng giá trị thiết bị, máy móc, phần còn lại là bằng các dịch vụ tư vấn, công nghệ...