Về tiêu chuẩn lựa chọn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 50)

Trong công tác lựa chọn đối tác FDI, để đánh giá chính xác năng lực của đối tác đầu tư, người ta thường phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá năng lực kinh tế - tài chính, năng lực pháp lý, năng lực công nghệ, năng lực thị trường

cũng như uy tín của đối tác đầu tư. Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng còn có thể sử dụng các tiêu thức định tính có khả năng phản ánh mức độ, tính chất, đặc điểm các tiềm năng khác nhau của đối tác đầu tư. Sau đây là các tiêu chuẩn có thể được sử dụng khi lựa chọn đối tác FDI.

Tiêu chuẩn về năng lực pháp lý

Đây là tiêu chuẩn đầu tiên cần thiết, làm rõ nguồn gốc và địa vị pháp lý của đối tác, cho thấy vai trò của đối tác trên thị trường quốc tế.

Năng lực pháp lý của đối tác nước ngoài với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần được thể hiện qua các tiêu chí như tên đối tác, trụ sở chính, quốc tịch, loại hình công ty, năm thành lập, hiện có tư cách pháp nhân hay không, quan hệ với các công ty mẹ hoặc công ty con liên quan và các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn về năng lực tài chính

Năng lực tài chính là khả năng của một đối tác FDI vì nhà ĐTNN đó là người bỏ vốn vào một dự án đầu tư ở nước sở tại, dù rằng mức góp vốn đó nhiều hoặc ít và họ còn có quyền đi vay các tổ chức tín dụng. Năng lực tài chính vừa tạo nên tiềm lực trực tiếp của đối tác ĐTNN, vừa chứng minh khả năng phát triển đạt được của họ trong quá khứ và cả trong tương lai.

Năng lực tài chính của đối tác FDI được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Vốn pháp định

- Cổ phiếu phát hành - Vốn lưu động - Vốn vay ngân hàng - Doanh thu hàng năm

Cần xem xét, đánh giá, xác định và lựa chọn được một đối tác FDI có đủ năng lực tài chính phù hợp với yêu cầu của dự án ĐTNN mà chúng ta đang mong muốn, tình hình tài chính của họ lành mạnh và có cơ sở cho sự phát triển dài lâu. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, khi xem xét năng lực tài chính của doanh nghiệp để chọn làm đối tác FDI người ta thường xem xét khả năng huy động vốn của họ nói chung và huy động vốn cho dự án đầu tư đang được xem xét. Khi xem xét đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp được lựa chọn làm đối tác FDI có thể gặp trường hợp là cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán lại đang tăng gía nhưng một số chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của họ không đảm bảo, có những yếu tố bất ổn nào đó. Đây chính là sự khác nhau giữa các khía cạnh phản ánh năng lực tài chính của một doanh nghiệp và đòi hỏi phải có sự xem xét cẩn thận, nghiêm túc. Mặt khác lại có doanh nghiệp theo giấy tờ chứng minh thì năng lực tài chính của họ là khá tốt nhưng tại đang tiềm ẩn những nguy cơ nào đó liên quan đến sự không lành mạnh và không vững chắc trong hoạt động kinh doanh của họ. Rõ ràng điều này là rất phức tạp, cho nên trong thực tế phải có sự thận trọng thu thập thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, cả các nguồn chính thức và nguồn không chính thức.

Tiêu chuẩn về năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý

Năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật là yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công của dự án. Mục tiêu của việc thu hút vốn FDI không chỉ là có thêm nguồn vốn mà điều quan trọng hơn là tiếp nhận được những công nghệ mới, công nghệ thích hợp, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, đưa trình độ công nghệ kỹ thuật của Việt Nam tiếp cận và đạt được trình độ công nghệ kỹ thuật của thế giới.

Việc xem xét và đánh giá năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật của đối tác là vấn đề rất phức tạp, bởi vì hoạt động của doanh nghiệp thường bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, đối với loại tiêu chuẩn này cần phải có cách tiếp cận phù hợp. Cần phải xem xét các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng

lực công nghệ và trình độ kỹ thuật cũng như các chỉ tiêu phản ánh cụ thể các năng lực này của một số dây chuyền sản xuất và sản phẩm quan trọng nào đó của doanh nghiệp.

Các khía cạnh phản ánh các chỉ tiêu tổng quát năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật của đối tác FDI:

- Mức độ thâm niên và uy tín của doanh nghiệp trên lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật liên quan đến dự án.

- Lực lượng chuyên gia công nghệ, kỹ thuật viên và cơ sở nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp.

- Khả năng sáng tạo và làm chủ của các công nghệ cơ bản, công nghệ nguồn. - Những phát minh về công nghệ - kỹ thuật, khả năng ứng dụng công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

- Phương thức quản lý, bề dầy uy tín trong kinh doanh, các giải thưởng đã nhận, sự tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Các nhãn hiệu hàng hoá có chất lượng của doanh nghiệp đã được thừa nhận của người tiêu dùng hoặc các bằng cấp về chất lượng do các tổ chức quốc tế xác nhận.

Tiêu chuẩn về năng lực tiêu thụ sản phẩm và uy tín trên thị trường quốc tế

Để xem xét và đánh giá năng lực tiêu thụ sản phẩm và uy tín trên thị trường quốc tế của một doanh nghiệp được lựa chọn làm đối tác FDI, có thể thu thập thông tin về một số chỉ tiêu sau đây:

- Doanh thu tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp, phân chia theo những nhóm hàng hoá và dịch vụ cần quan tâm, phân chia theo các khu vực thị trường, tốc độ tăng trưởng của doanh thu đó qua các năm.

dịch vụ cần quan tâm, thị phần ở các khu vực thị trường cần quan tâm.

- Những nhãn mác hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, tiếng tăm và uy tín của chúng trên những khu vực thị trường cần quan tâm.

Có thể tiến hành một số cuộc điều tra và khảo sát trên thị trường thông qua các cơ sở tư nhân thương mại, các đại lý, các nhà cung cấp giữ vai trò quan trọng đối với từng khu vực thị trường hoặc lấy ý kiến của các khách hàng là các chuyên gia công nghệ, kỹ thuật (đối với các hàng hoá là tư liệu sản xuất), lấy ý kiến người tiêu dùng (đối với hàng hoá là sản phẩm tiêu dùng). Cần xem xét cả những khía cạnh liên quan đến công tác quảng cáo, xúc tiến thương mại, tổ chức marketing của doanh nghiệp với loại hàng hoá dịch vụ mà chúng ta quan tâm.

Các tiêu chuẩn khác

Khi xem xét các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tác FDI còn phải chú ý đến một số tiêu chuẩn khác như:

- Thái độ chính trị và ý đồ của nhà ĐTNN khi họ đến thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Tính tương đồng và khác biệt về các yếu tố văn hoá, tâm lý tác động đến việc tổ chức triển khai các dự án đầu tư.

- Tầm hoạt động và qui mô của các dự án ĐTNN khác mà đối tác đã, đang hoặc sẽ tiếp tục triển khai tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ảnh hưởng của các nhà đầu tư trong cộng đồng các doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động tại thị trường Việt Nam và thị trường các quốc gia lân cận.

- Mối liên quan giữa quốc tịch của nhà đầu tư với các hiệp định thương mại và đầu tư song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia.

- Các hoạt động xã hội của nhà đầu tư (nếu có).

Ảnh hưởng bởi nền văn hoá của các đối tác nước ngoài

đầu tư FDI cho thấy, nền văn hoá có ảnh hưởng lớn đối với việc đàm phán để lựa chọn các đối tác. Có thể phân các đối tác thành nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Mặc dù trong thực tế không có ranh giới rõ ràng nhưng cũng có thể coi những đánh giá sau đây là một trong những ý kiến để tham khảo về đặc điểm chung của các đối tác khi lựa chọn đối tác. (Xem phụ lục 4).

Sự tương đồng về văn hoá và tâm lý cũng có mặt thuận và mặt nghịch và sự khác biệt về tâm lý và văn hoá cũng có mặt nghịch và cả mặt thuận.

Điều quan trọng ở đây là dù có sự khác biệt hay tương đồng nào đó về các yếu tố văn hoá và tâm lý, cần xem xét và đánh giá được khả năng cộng hưởng và hoà nhập của các yếu tố này tác động đến môi trường hoạt động bên trong của dự án đầu tư khi nó đi vào triển khai và hoạt động.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 50)