Để cho việc lựa chọn đối tác diễn ra một cách khách quan và khoa học cần phải thực hiện một loạt những công việc quan trọng sau đây:
- Một là, thu thập thông tin cơ bản ban đầu như thông tin đại chúng, thông tin
chuyên đề, thông tin điều tra...
- Hai là, tiếp xúc và tìm hiểu đối tác như gặp gỡ, giới thiệu cơ hội đầu tư, đưa ra
danh mục dự án, trao đổi ý đồ, biên bản ghi nhớ.
- Ba là, thực hiện các công việc đàm phán như tiến hành đàm phán với các bước
và các giai đoạn từ thấp đến cao.
- Bốn là, kết hợp các nguồn thông tin từ phía Chính phủ và từ cộng đồng doanh
nghiệp.
- Năm là, lập bảng so sánh giữa các đối tác khác nhau để ra quyết định.
Các bước phổ biến cần làm trong qui trình lựa chọn đối tác FDI. Qui trình này bao gồm 4 bước cơ bản:
- Bước 2: Đánh giá sơ bộ - Bước 3: Đánh giá chi tiết
- Bước 4: Đàm phán và ra quyết định
Bước 1: Chuẩn bị
Bước này bao gồm các công việc như :
- Lập danh mục dự án kêu gọi vốn FDI (dưới dạng ý đồ chủ yếu hoặc dự án tiền khả thi). Bước này cung cấp các thông tin về cơ hội đầu tư và gợi mở khả năng thiết lập dự án đối với các nhà ĐTNN.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Trao đổi bước đầu về chủ trương thu hút đầu tư của phía Việt Nam và ý đồ của các nhà ĐTNN.
- Thu thập thông tin bước đầu về các nhà ĐTNN.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
- Lập danh sách các nhà ĐTNN có quan tâm đến một dự án cụ thể.
- Xem xét sơ bộ ý đồ và khả năng của nhà ĐTNN, đối chiếu với chủ trương và khả năng của phía Việt Nam.
- Bổ sung thông tin liên quan đến các năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, kỹ thuật, năng lực thị trường của từng nhà ĐTNN.
- Đánh giá sơ bộ và chọn ra một số nhà đầu tư có khả năng đáp ứng và phù hợp với yêu cầu dự án.
Bước 3: Đánh giá chi tiết
- Lập danh sách các nhà đầu tư đã qua bước đánh giá sơ bộ.
- Thu thập bổ sung thông tin cập nhật và kiểm định độ chính xác của các thông tin về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực công nghệ - kỹ thuật, năng lực thị trường và các tiêu chuẩn khác đối với từng nhà đầu tư.
- Trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, kể cả các cơ quan quản lý ngành dọc, các cơ quan chuyên môn như ngân hàng, thương vụ, ngoại giao, công an để có thêm những nhận định chi tiết.
- Lập bảng tính điểm cho từng đối tác theo các tiêu chuẩn lựa chọn đã nêu trên. Bảng điểm này phải có thang điểm. Thang điểm phổ biến cho mỗi tiêu chuẩn là ở mức trung bình, điểm càng cao thì càng tốt. Khi tổng hợp mức điểm theo từng tiêu chuẩn có thể có thêm trọng số (quyền số) thể hiện tầm quan trọng của từng loại tiêu chuẩn.
- So sánh mức điểm giữa các đối tác, cần nhắc thêm một số yếu tố chính trị văn hoá - xã hội để chọn ra 1 đến 2 đối tác cuối cùng.
Bước 4: Đàm phán và ra quyết định
- Trao đổi giữa cơ quan hữu trách của bên Việt Nam với nhà ĐTNN về nội dung dự án đầu tư.
- Thoả thuận giữa các bên liên quan về những yêu cầu và nội dung chủ yếu của dự án đầu tư được qui định trong giấy phép đầu tư.
- Các cơ quan hữu trách ra quyết định cấp phép đầu tư.
Những dự án nhỏ hoặc những dự án có qui mô trung bình nhưng tính chất không phức tạp và đã có những hiểu biết đáng kể về đối tác đầu tư thì có thể rút gọn qui trình 4 bước thành 2 bước:
- Bước 1 : Chuẩn bị và đánh giá sơ bộ
- Bước 2 : Đánh giá chi tiết, đàm phán và ra quyết định