tác FDI
Trong các dự án thì bản thân doanh nghiệp là người trực tiếp thực hiện quá trình hợp tác, một bước đi sai cũng sẽ đem lại hậu quả xấu về tài chính, uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn đúng đối tác để cùng nhau tiến hành dự án đạt hiệu quả tốt là việc làm tối cần thiết. Để đảm bảo được điều này, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các bước sau:
- Nắm vững Luật về đầu tư, các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư của Nhà nước.
- Căn cứ vào các tiêu chí về lựa chọn đối tác FDI của Nhà nước đối với từng loại hình dự án, và từng địa phương khác nhau.
- Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, thu thập thông tin về đối tác mà mình định hợp tác qua nhiều nguồn như : Các bạn hàng cũ của đối tác, Các trung tâm tư vấn, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán của nước định đầu tư…
- Đồng thời tiến hành nghiên cứu công nghệ của nước đầu tư xem có phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, phù hợp với thị trường và đáp ứng được về bảo vệ môi trường hay không.
- Mục đích tiến hành hợp tác đầu tư là nhằm mở rộng thị phần của doanh nghiệp, vì vậy cần tiến hành khảo sát thị trường của nước đầu tư.
- Tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn trong khi thương thảo Hợp đồng nhằm đảm bảo tính pháp lý và sự chặt chẽ của hợp đồng, tránh tình trạng bị các đối tác không có thiện ý lợi dụng sự non yếu về trình độ của cán bộ.
- Làm tốt công tác “thương mại hóa’’ hình ảnh của mình. Để làm tốt điều này các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp thị, trang bị kiến thức và kinh nghiệm để biết nhà đầu tư cần gì, muốn gì. Bởi vì, tiếp thị là bước đi đầu tiên sau đó mới là giao dịch, tìm hiểu nhau bằng nhiều hình thức phong phú, khéo léo khác.
- Lựa chọn các cán bộ có năng lực chuyên môn cao và lòng nhiệt tình để đáp ứng được yêu cầu của công việc thường có áp lực lớn trong các doanh nghiệp có vốn FDI.
- Chú trọng công tác đầu tư nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu và trình độ quản lý của cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI.
Trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh trong vấn đề thu hút FDI giữa các nước đang và sẽ trở nên hết sức gay gắt. Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực, một loạt các nước Đông Á đang cơ cấu lại nền kinh tế và rất chú trọng đến việc cải thiện môi trường đầu tư và các chính sách đầu tư. Trong bối cảnh đó, việc tạo ra sự thống nhất về quan điểm trong chiến lược thu hút và sử dụng FDI từ đó đưa ra các chính sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của FDI là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Công tác lựa chọn đối tác FDI được coi là một trong những giải pháp để đạt mục tiêu trên. Lựa chọn đối tác FDI là vấn đề lớn cần phải được Chính phủ, các Bộ, các Ban – Ngành qua tâm thích đáng để có thể giúp các doanh nghiệp lựa chọn được những đối tác đầu tư tin cậy, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, và bảo vệ được môi trường của Việt Nam. Điều này hết sức cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần hoàn thành chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Lựa chọn đối tác ĐTNN phải xét trên những tiêu chí chung, rõ ràng, để cho các cơ quan quản lý Nhà nước có những căn cứ thống nhất thực hiện.
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế chung trên thế giới, các nước đều mong muốn hợp tác cùng phát triển, trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Trong thị trường các nhà ĐTNN rộng lớn như hiện nay, việc chọn ra được những đối tác xứng đáng, phù hợp có đủ khả năng hợp tác là khâu quyết định thành công cho bước khởi đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.