Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 66)

của bộ máy quản lý Nhà nước

Cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, thời gian xử lý công việc được rút ngắn lại, các nhà đầu tư rảnh tay hơn trong việc hoàn thiện các thủ tục để tập trung vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Hạn chế tối đa tình trạng "nhiều cửa nhiều dấu" trong điều kiện hiện nay để trong tương lai gần, hoạt động FDI phải được quản lý với ít cửa nhất, ít dấu nhất; đặc biệt, riêng về thủ tục cấp giấy phép đăng ký hoạt động thì

cần phải về "một cửa, một dấu". Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong hoạt động đầu tư nói chung, FDI nói riêng cần phải chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở phân chia rõ trách nhiệm, quyền lợi và phải có hạn định rõ thời gian trong việc giải quyết một công việc, khắc phục tình trạng nhiêu khê, cồng kềnh , không rõ trách nhiệm, nhũng nhiễu của cán bộ hành chính, tiến tới xoá bỏ cơ chế “xin – cho”

Nếu cơ quan đầu tư làm tốt chức trách của mình, giảm thiểu thủ tục hành chính, bộ máy gọn nhẹ; cán bộ có năng lực, năng động, không tham nhũng với các chính sách cởi mở sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho nhà ĐTNN nhanh chóng đưa các dự án đi vào hoạt động cũng như thực hiện tốt những mục tiêu đề ra trong các dự án.

Thủ tục sau giấy phép cần làm nhanh để dự án được triển khai nhanh chóng; tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư khi dự án đi vào vận hành; kiểm tra giám sát việc thực hiện có đúng tiến độ không và khi cần có thể điều chỉnh ngay, tránh phiền hà, lãng phí. Công tác kiểm tra tài chính không quá 1 lần/ năm. Tăng cường công tác thông tin, nối mạng Internet để cập nhật thông tin, hiểu thêm về đối tác và giới thiệu môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam nói chung và của từng tỉnh, thành phố, khu vực nói riêng.

Mạnh dạn gửi cán bộ, nhà nghiên cứu kinh tế chuyên trách về đầu tư ra nước ngoài làm việc và học tập, hoặc thuê chuyên gia nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa đảm đương được hoặc còn yếu (như công tác kiểm toán, đánh giá chất lượng thiết bị, công nghệ...).

Tăng cường chỉ đạo mở rộng mô hình đào tạo theo địa chỉ đơn đặt hàng của các nhà ĐTNN để có người lao động làm việc có hiệu quả ở các dự án FDI.

Không chỉ có việc đào tạo chuyên môn, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ lý luận gắn với thực tiễn về chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Lựa chọn những cán bộ có

trình độ chuyên môn vững, giỏi ngoại giao, nhạy bén, năng động trong công việc để nhanh chóng trực tiếp nắm bắt được các vấn đề cũng như có khả năng giải quyết chúng. Chú trọng người trẻ tuổi, thử thách, sàng lọc ngay trong hoạt động thực tiễn để tạo ra một lớp người có năng lực đáp ứng được tình hình thực tế. Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của họ phải được thủ trưởng trực tiếp thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, ngăn chặn hiện tượng gây phiền hà, sách nhiễu hoặc bê trễ nhiệm vụ. Cần có những qui định cụ thể về trách nhiệm kinh tế, hành chính, kỷ luật đối với các cá nhân, tổ chức trong hoạt động FDI, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy và qui trách nhiệm một cách chung chung. Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong doanh nghiệp có vốn FDI.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các nhà ĐTNN thường gặp phải một số trở ngại như thủ tục hành chính rườm ra, thủ tục xin phép sử dụng đất, xin phép xây dựng, lệ phí đặt văn phòng đại diện, lệ phí xét đơn thủ tục hải quan... việc giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nan giải vừa lãng phí tiền của vừa mất nhiều thời gian. Để tháo gỡ những khó khăn này, cần xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các Bộ, các Bộ quản lý các Ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước. Trước mắt, cần tập trung tiến hành các biện pháp cụ thể sau:

- Cải tiến thủ tục cấp giấy phép đầu tư: Cần đẩy nhanh tiến độ, kiên quyết chỉ

đạo tập trung một đầu mối quản lý thủ tục triển khai dự án FDI. Chính phủ đã cho phép UBND tỉnh và Ban quản lý KCN tại tỉnh đó có quyền trực tiếp cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo quyết định số 233/ 1998/ QĐ-Ttg. Các ngành liên quan cử cán bộ biệt phái có trách nhiệm và năng lực công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đó để giải quyết nhanh thủ tục từ trước thẩm định dự án đến khâu quản lý sau khi dự án được cấp giấy phép đầu tư để tránh phiền hà cho

các nhà đầu tư, sớm đưa dự án đi vào hoạt động. Mở rộng diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án qui mô vừa và nhỏ. Đối với các dự án khuyến khích đầu tư thì được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

- Qui định thời gian cấp giấy phép chậm nhất là 45 ngày (đối với một số dự án

trong KCN có qui mô nhỏ thì được cấp phép dưới 10 ngày). Đối với các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động của môi trường, công tác thẩm định phải khẩn trương với độ chính xác cao để giảm bớt thời gian và hạn chế nhập công nghệ lạc hậu. Để thực hiện yêu cầu này, cần tăng cường thu thập thông tin về công nghệ, thiết bị trên thế giới và khu vực; kiện toàn đội ngũ cán bộ, đào tạo họ có chuyên môn cao, có trách nhiệm, phải trang bị cho họ những công cụ kiểm định hiện đại, qui định lại các thủ tục kiểm định cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. - Đơn giản hoá thủ tục cấp đất đai, hải quan: nên tiến hành kiểm tra tại cửa

khẩu với thời gian ngắn, hạn chế thời gian gửi hàng tại kho để kiểm tra. Sửa đổi các qui định hiện hành về cấp thị thực xuất nhập cảnh và giảm mức thu lệ phí cấp thị thực xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)