- Bên nhận đại lý:
a. Hạch toán Chi phí quản lý kinh doanh.
* Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển.
Nội dung chi phí bán hàng là: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao Tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 6421 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Sơ đồ 1.4: Chi phí bán hàng.
* Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 6422 Có thể được mở thêm một số tài khoản chi tiết để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quản kinh doanh”.
Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ 1.5.