Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng lipid máu hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 35,5%, tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol chiếm tỷ lệ thấp nhất 14%, nhóm bệnh nhân có chỉ số lipid máu bình thường cũng chiếm tỷ lệ khá cao 30,5%, tỷ lệ % bệnh nhân có RLLPM cao hơn tỷ lệ % bệnh nhân không có RLLPM.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu như của tác giả Nguyễn Thanh Hường (2009) [16]. Tuy vậy kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trương Thanh Hương (2008)[15]. Sự khác biệt này có thể do các nghiên cứu được tiến hành trên các quần thể bệnh nhân khác nhau, có thói quen sinh hoạt, ăn uống khác nhau. Theo Tô Văn Hải (2002) [13] và Trương Thanh Hương (2008) [15] thì yếu tố tác động của tăng lipid
63
máu thực chất là tác động qua lại lẫn nhau giữa tăng lipid – vữa xơ động mạch – tăng huyết áp, do đó các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp có nguy cơ RLLPM rất cao.
4.1.5. Chức năng gan, thận của bệnh nhân mẫu nghiên cứu
Các thuốc điều trị RLLPM có ảnh hưởng tới chức năng gan, thận vì thế chúng tôi đánh giá chức năng gan thận của bệnh nhân tại thời điểm khám lần đầu, kết quả thu được như sau: 24,5% bệnh nhân có men gan tăng cao hơn giới hạn bình thường, trong đó có 19 bệnh nhân (9,5%) chỉ tăng ASAT, 19 bệnh nhân chỉ tăng ALAT, có 11 bệnh nhân (5,5%) tăng cả ALAT và ASAT .Có 4 bệnh nhân có men gan tăng cao hơn 3 lần giới hạn bình thường ở xét nghiệm đầu tiên và bệnh nhân đã được làm lại xét nghiệm đánh giá chức năng gan lần 2, lần 3. Ở các xét nghiệm sau men gan có giảm, bệnh nhân được chỉ định dùng statin. Như vậy ở các bệnh nhân này có lẽ men gan tăng không phải là do bệnh lý tại gan và nhóm statin vẫn có thể sử dụng được.
Nhóm đối tượng bệnh nhân có chức năng thận bình thường chiếm tỷ lệ cao 91,5%; có 17 bệnh nhân ( 8,5% ) được chẩn đoán suy thận mạn (độ I, II) đều thuộc nhóm đối tượng cao tuổi > 70 tuổi, vì thế cần cân nhắc liều dùng phù hợp cho nhóm đối tượng này.