Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74)

v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và đảm bảo kết luận đưa ra chính xác đáng tin cậy, học viên đã sử dụng các phương pháp:

Phương pháp phỏng vấn .

Phương pháp phỏng vấn thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại một số nhà quản lý, kế toán phụ trách mảng hàng tồn kho tại doanh nghiệp và những người có liên quan trong doanh nghiệp.

Mục đích của cuộc phỏng vấn là tìm hiều những vấn đề liên quan mà các phương pháp thu thập dữ liệu khác chưa đề cập hết về thực trạng công tác kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp qua nhận xét của những người được phỏng vấn.

Nội dung của các cuộc phỏng vấn được học viên chuẩn bị trước và các câu hỏi không hoàn toàn giống nhau giữa những người được phỏng vấn và xoay quay nội dung chính là công tác kế toán hàng tồn kho. Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn nếu phát sinh những thắc mắc mới ngoài nội dung đã phỏng vấn học viên thực hiện phỏng vấn bổ sung qua điện thoại.

Kết quả thu được:

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong suốt quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài. Học viên đã phỏng vấn 10 người, danh sách người được phỏng vấn và kết quả thu được sẽ trình bày trong phần Phụ lục. Qua các cuộc phỏng vấn học viên đã có cái nhìn

tổng quan, đầy đủ hơn về nhận thức của các đối tượng được phỏng vấn và thực trạng kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phương pháp sử dụng bảng hỏi.

Phương pháp này thực hiện để thu thập thông tin tổng quan về các doanh nghiệp, thông tin về phần hành kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội. Học viên thiết kế bảng câu hỏi sắp xếp theo trình tự nhất định xoay quanh thông tin về doanh nghiệp và công tác kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

Nội dung thông tin thu được bao gồm tổng quan kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trình tự tiến hành:

Thứ nhất: Căn cứ vào thông tin cần thu thập lập danh sách những người cần lấy ý kiến. Học viên dự kiến đối tượng được khảo sát là kế toán trưởng hoặc kế toán phụ trách mảng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thứ hai: Lập bảng hỏi liệt kê các câu hỏi mà người được phỏng vấn tự trả lời bằng cách tự viết vào. Bảng hỏi cần có câu hỏi rõ ràng, dễ đọc, dễ theo dõi, dùng ngôn ngữ phổ biến như văn nói giao tiếp thông thường mà người được phỏng vấn cảm thấy quen thuộc. Các câu hỏi được thiết kế trong bảng hỏi dựa trên các tiêu chí sau:

- Câu hỏi đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ bình thường hàng ngày. - Câu hỏi dựa trên trình độ kiến thức đối tượng được hỏi.

- Cần chắc chắn rằng mỗi người đều hiểu ý nghĩa như nhau cho cùng một câu hỏi. - Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một khía cạnh không đặt câu hỏi ghép.

- Câu hỏi được hình thành theo cách thức tránh cho người được hỏi trả lời không có lối thoát.

- Không hỏi những câu hỏi có định hướng trả lời.

- Các câu hỏi được sắp xếp từ câu hỏi tổng quan đến câu hỏi cụ thể. * Các bước để đặt câu hỏi:

Nguyên tắc chung là câu hỏi được đặt ra phải gắn với mục tiêu nghiên cứu. Do đó xác định rõ mục tiêu đóng vai trò cực kì quan trọng. Mỗi câu hỏi được đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thiết nghiên cứu.

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, liệt kê ra tất cả mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thiết nghiên cứu.

Bước 2: Với mỗi mục tiêu nghiên cứu liệt kê tất cả những câu hỏi có liên quan mà học viên muốn trả lời thông qua nghiên cứu.

Bước 3: Với mỗi câu hỏi liệt kê ở bước 2 liệt kê các yêu cầu thông tin, chỉ số đo lường, đánh giá để trả lời câu hỏi đó.

Bước 4: Thiết lập câu hỏi để đạt được thông tin yêu cầu. Nội dung bảng hỏi gồm hai phần chính:

Phần 1: Phiếu khảo sát và thông tin tổng quan. Nội dung phiếu khảo sát:

- Giới thiệu cơ quan tổ chức mà học viên đại diện. - Mô tả mục đích chính của nghiên cứu.

- Giải thích tầm quan trọng của nghiên cứu. - Những hướng dẫn chung.

- Xác nhận việc tham gia trả lời bảng hỏi là hoàn toàn tự nguyện nếu người được hỏi không muốn trả lời họ có quyền từ chối trả lời.

- Bảo đảm nguồn thông tin do chính họ cung cấp.

- Cung cấp cho họ số điện thoại, địa chỉ liên lạc trong trường hợp họ cần trao đổi thắc mắc hay hỏi lại những điều chưa rõ.

- Địa chỉ gửi lại bảng trả lời và thời gian. - Cảm ơn vì sự hợp tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin tổng quan về công ty gồm 06 câu hỏi hướng tới những thông tin chung của doanh nghiệp khảo sát như loại hình doanh nghiệp, nghành nghề lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ, tổng doanh thu lợi nhuận trước thuế năm 2013 và cơ cấu bộ máy tổ chức.

Phần 2: Thông tin về hệ thống kế toán bao gồm 20 câu hỏi hướng tới phần hành kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại. Các câu hỏi đề cập từ tổng quan bộ máy kế toán, việc tổ chức kế toán nói chung và đi sâu tìm hiểu hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, quy trình hạch toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại.

Thứ ba: Gửi phiếu bảng hỏi tới những người trong danh sách đã lập. Số phiếu đã gửi là 100 phiếu. Học viên đã gửi phiếu trực tiếp cho đối tượng cần khảo sát tại các doanh nghiệp cần xin ý kiến và gửi qua email nói rõ thời gian cần nhận phản hồi.

Thứ tư: Thu lại các phiếu đã phát ra.

Kết quả đạt được:

Kết quả các phiếu thu về được sử dụng phân tích thực trạng kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại là các phiếu hợp lệ trả lời đầy đủ và điền hết thông tin trong bảng câu hỏi. Cụ thể:

- Số phiếu gửi đi 100 phiếu.

- Số phiếu hợp lệ thu về: 80 phiếu chiếm tỷ lệ 80% - Danh sách các công ty có phản hồi hợp lệ được trình bày ở Phụ lục 3.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp này được tiến hành tìm hiểu cụ thể quá trình kế toán hàng tồn kho tại tại các doanh nghiệp thương mại qua các thông tin dữ liệu có sẵn. Khi thực hiện phương pháp này học viên đã dựa vào nội dung thông tin cần thu thập để xác định loại tài liệu cần nghiên cứu, sau đó đọc để chọn lọc và ghi chép lại các dữ liệu cần thiết cho quá trình thực hiện luận văn.

Học viên thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu qua nhiều hình thức khác nhau như: tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học như luận án tiến sĩ của các trường Đại học khác nhau được lưu trữ trong Thư viện quốc gia Việt Nam, bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu trong tạp chí, sách chuyên ngành và các tài liệu, chứng tù liên quan tại doanh nghiệp khảo sát.

Mục đích của nghiên cứu tài liệu là thu thập các thông tin để hệ thống hóa lý luận chung về kế toán hàng tồn kho và thực trạng kế toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nội dung chính các tài liệu được nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến kế toán hàng tồn kho, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp được nghiên cứu, các quy định của các doanh nghiệp, hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán…

Việc nghiên cứu tài liệu được học viên tiến hành và sử dụng liên tục trong suốt quá trình từ khi lựa chọn đề tài đến khi hoàn thành đề tài.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74)