v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Tại một số doanh nghiệp học viên khảo sát có đăng ký áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC nhưng thực tế do thói quen hạch toán của nhân viên kế toán nên phần mềm, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp lại áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006. Trên thực tế việc áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC là phổ biến hơn. Nên trong quá trình làm việc hoặc do thay đổi nhân viên kế toán mà kế toán không xem xét việc đăng ký của đơn vị mình với cơ quan thuế thì kế toán rất dễ áp dụng sai theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
- Về chứng từ kế toán sử dụng.
Hệ thống chứng từ kế toán tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội đã theo đúng mẫu biểu theo hướng dẫn, quy định của Bộ tài chính. Nhưng việc lập và kiểm soát chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ còn chưa chặt chẽ. Việc luân chuyển chứng từ thường chậm. Có nhiều chứng từ gốc chuyển đến phòng kế toán, trong khi nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh vài tháng trước.Việc tập hợp chứng từ thường chưa đầy đủ để làm căn cứ hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặt khác, có một bộ phận khách hàng nhỏ lẻ, các khách hàng này thường không có hợp đồng mua bán và cũng không yêu cầu lấy hóa đơn khi mua hàng. Do đó kế toán không xuất hóa đơn, do đó thiếu chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng. Việc sắp xếp, bảo quản chứng từ chưa được hợp lý nên khi cần kiểm tra đối chiếu rất khó khăn.
Mặt khác một số doanh nghiệp mua hàng hóa vào và xuất bán không qua kho nhưng vẫn lập chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và hạch toán như trường hợp đã nhập kho.
- Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. Phương pháp nhập sau – xuất trước(LIFO).
Đối với phương pháp tính giá hàng tồn kho được quy định trong VAS 02, mặc dù phương pháp LIFO có những ưu điểm nhất định nhưng nhìn chung áp dụng phương
pháp LIFO sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Các lý do dẫn đến không nên áp dụng phương pháp này là:
- Trong dài hạn, khi giá cả tăng lên trị giá hàng tồn kho bị phản ảnh thấp hơn giá trị của nó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán không phản ánh sát với giá thị trường thời điểm báo cáo dẫn đến giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp bị ghi nhận thấp hơn so với giá trị thực tế của nó.
- Phương pháp này có thể bóp méo lợi nhuận trong kỳ, tạo nên sự hiểu lầm về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Phương pháp này có thể bóp méo ảnh hưởng tới Bảng cân đối kế toán do giá trị hàng tồn kho thường phản ánh theo giá cũ nhất, điều này làm vốn lưu động thường xuyên bị phản ánh sai lệch.
- Phương pháp LIFO gây nên sự không tương thích giữa giá trị của hàng tồn kho với dòng vật chất của những loại hàng cụ thể. Điều này làm cho giá trị hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính không đúng bản chất kinh tế của nó.
- Trong điều kiện không có những ảnh hưởng về thuế, phương pháp này tạo kẽ hở cho nhà quản lý để gian lận lợi nhuận.
Việc áp dụng phương pháp tính trị giá hàng hóa xuất kho.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thương mại Việt Nam có đặc điểm kinh doanh khác nhau, mặt hàng kinh doanh đa dạng, phong phú. Doanh nghiệp khi tính trị giá hàng hóa xuất kho chỉ sử dụng một phương pháp. Điều này nhiều khi gây khó khăn cho công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì đặc điểm kinh doanh là doanh nghiệp thương mại với mặt hàng đa dạng, phong phú. Việc sử dụng một phương pháp tính giá trị hàng xuất kho sẽ phù hợp với nhóm mặt hàng này nhưng lại không phù hợp với nhóm mặt hàng kia.
- Việc xác định giá gốc hàng tồn kho.
Thực tế cho thấy việc xác định giá gốc hàng tồn kho là không đơn giản do việc xác định các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh rất đa dạng phong phú phụ thuộc vào đặc điểm hàng hóa và nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, tính giá gốc hàng nhập khẩu và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Theo quy định, tỷ giá tính thuế trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu là tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày đăng ký tờ khai. Vậy việc tính giá vốn hàng nhập khẩu theo tỷ giá trên tờ khai hải quan hay tỷ giá bán ra của Ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán tại thời điểm nhận hàng để phù hợp với tỷ giá khi thanh toán tiền hàng.
- Về các khoản dự phòng.
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho thì cơ sở để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là “giá trị thuần có thể thực hiện được” quy định này của Việt Nam còn rất chung chung dẫn đến doanh nghiệp khó vận dụng vào thực tế quy định này của Việt Nam còn rất chung chung dẫn đến sự vận dụng không nhất quán vào thực tế của các doanh nghiệp.
Vì vậy cần quy định cụ thể hơn các tình huống, các loại giá dùng làm cơ sở tính toán mức trích lập dự phòng.
Về bản chất kinh tế, lập dự phòng là để phản ánh sự giảm giá của tài sản. Vì vậy nó được tính dựa dựa trên chênh lệch giữa giá bán ròng với giá trị ghi sổ sách chứ không phải giá bán gộp như quy định Việt Nam hiện nay.
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho thì cơ sở để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là “giá trị thuần có thể thực hiện được” quy định này của Việt Nam còn rất chung chung dẫn đến doanh nghiệp khó vận dụng vào thực tế.
Việc lập dự phòng đối với tất cả hàng hóa là không khả thi. Trên thực tế các doanh nghiệp thường có rất nhiều loại hàng hóa nên việc đánh giá lại tất cả các loại hàng hóa
này theo mặt bằng thị trường để có thể xác định giá trị thuần có thể thực hiện được là không khả thi vì đòi hỏi rất nhiều công sức và chi phí.
- Về hệ thống sổ sách báo cáo tài chính.
Với đăc điểm quy mô các doanh nghiệp không lớn nên bộ máy kế toán trong đơn vị còn đơn giản thường kiêm nhiệm nhiều phần hành nên hệ thống báo cáo sổ sách chưa được mở chi tiết mà yêu cầu quản lý đòi hỏi. Do doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có ưu điểm là nhanh và chính xác nhưng cũng do đặc điểm này mà hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán doanh nghiệp chỉ xem trên phần mềm mà không in ra lưu trữ đầy đủ theo quy định. Kế toán chỉ in báo cáo tài chính năm và một số sổ thông dụng như sổ cái tiền mặt, còn lại lưu trên phần mềm kế toán, khi cần đối chiếu, kiểm tra mới in ra. Như vậy là làm trái với quy định và phụ thuộc nhiều vào máy tính mà không có sự chủ động cũng như bằng chứng tin cậy khi có vấn đề cần xem xét lại các sổ sách báo cáo.