v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.1.7.3. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
* Lý luận chung về dự phòng và nguyên tắc lập, hoàn nhập dự phòng
* Khái niệm
Chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS 37 ) định nghĩa một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và thời gian không chắc chắn trong đó một khoản nợ phải trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện trong quá khứ , viêc thanh toán các nghĩa vụ này được dự tính là sẽ làm giảm các nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp gắn liền với các lợi ích kinh tế .
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hiểu một cách đơn giản và cụ thể thì dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi ra vào chi phí của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau .
Như vậy dự phòng mang tính tương đối với mức được lập dựa trên các ước tính kế toán .
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Là dự phòng phần gía trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xây ra trong năm kế hoạch . Mục đích của nó là để đề phòng hàng tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử ly, thanh lý đồng thời để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán .
* Thời điểm lập và hoàn nhập
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính trùng với năm dương lịch ( bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm ) thì việc lập và hoàn nhập các khoản dự phòng đều được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm .
Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính .
* Đối tượng và điều kiện lập dự phóng giảm giá hàng tồn kho
Theo quy định hiện nay đối tượng lập dự phòng là những hàng tồn kho có giá trị thuần có thể thực hiện nhỏ hơn giá gốc . Số dự phòng giảm gía hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần co thể thực hiện được của chúng trong đó :
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại bao gồm :
- Thứ nhất, hàng hoá mua về để bán : hàng hoá tồn kho , hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến .
- Thứ hai, thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán .
Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tinh của hàng tồn kho trong kỳ kinh doanh bình thường, trừ chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng .
Hàng tồn kho được lập dự phòng giảm giá thì phải tuân theo các điều kiện sau : - Một là, phải có biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm tính .
- Hai là, có hoá đơn, chứng từ hợp lý pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho .
- Ba là, hàng tồn kho phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp .
- Bốn là, doanh nghiệp phải lập hội động thẩm định mức giảm giá hàng tồn kho . Hội đồng thẩm định gồm các thành phần bắt buộc sau: Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phũng vật tư .
Trước tiên doanh nghiệp phải ước tính giả trị thuần có thể thực hiện được của từng loại hàng tồn kho. Việc ước tính này dựa trên những bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính và phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện
này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính đồng thời phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho .
Trên cơ sở đó biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc sau :
Bước 1 : Kiểm kê số hàng tồn kho hiện có từng loại
Bước 2 : Lập bảng kê hàng tồn kho về số lượng và giá trị mua vào, đối chiếu với giá trị thuần có thể thực hiện được váo ngày kiểm kê – ngày cuối niên độ báo cáo .
Bước 3 : Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo từng loại hàng tồn kho nào mà giá trị thuần có thể thực hiện được của nó nhỏ giá gốc ( giá hạch toán trên sổ kế toán )
Mức dự phòng cần lập cho từng niên độ tiếp theo = Số lượng hàng tồn kho mỗi loại X Giá gốc trên sổ kế toán - Giá trị thuân có thể thực hiện tại ngày
kết thúc niên độ báo cáo
Bước 4 : Tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm gía hàng tồn kho vào bảng kê chi tiết Bảng kê này là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán
Cuối kỳ kế toán năm, sau khi tính toán số dụ phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập, nếu số dự phòng tồn kho cần trích lập năm nay bằng với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đó lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì doanh nghiệp không phải trích lập thêm .
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đó lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi tăng giá vốn hàng bán .
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đó lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán .
* Tài khoản sử dụng
TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ : Hoàn nhập số dự phòng chênh lệch giữa số phải lập năm nay < số đó lập ở cuối niên độ kế toán năm trước.
Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi tăng giá vốn hàng bán Dư có : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.
TK 632- Giá vốn hàng bán
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ : Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó tiêu thụ trong kỳ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ.
Phản ánh khoản hao hụt, mất mất của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra .
Phản ánh chi phí tự xây dựng, chế tạo tài sản cố định vượt trên mức bình thường. Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay khoản đó lập dự phòng năm trước .
Bên Có: Phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính ( 31/12) ( Chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay < khoản đó lập dự phòng năm trước )
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đó tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 TK 632 ( Giá vốn hàng bán ) không có số dư cuối kỳ .
* Phương pháp hạch toán
Cuối năm tài chính, tính toán và so sánh khoản phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay với số đó lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước .
Nếu phải trích lập thêm, ghi: Nợ TK 632
Có TK 159
Nếu được hoàn nhập, ghi : Nợ TK 159
Có TK 632