Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 66)

v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.9.Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam

Kế toán hàng tồn kho là nội dung mà rất nhiều học viên đã chọn làm đề tài nghiên cứu. Mỗi tác giả nghiên cứu những khía cạnh khác nhau và xây dựng quan điểm riêng cho bài viết của mình. Học viên đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu một số bài viết của các tác giả trước đó đã nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho và đưa ra một số nhận định sau:

Về kế toán hàng tồn kho.

- Bài viết “Kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên” của TS Đỗ Minh Thoa trong Tạp chí kế toán và kiểm toán số 02(89) năm 2011. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của hàng tồn kho, sự phong phú và đa dạng của hàng tồn kho, tùy theo đặc điểm của mỗi loại mà có các phương pháp quản lý hàng tồn kho khác nhau. Có loại hàng tồn kho được theo dõi, kê khai theo mỗi lần nhập, xuất. Có loại được theo dõi bằng cách kiểm kê một cách định kỳ. Trên cơ sở hai phương pháp quản lý hàng tồn kho đã hình thành hai phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu của công tác quản lý, trình độ của cán bộ kế toán cũng như quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Còn phương pháp kiểm kê định kỳ thì chỉ một số ít doanh nghiệp đặc thù mới áp dụng ví dụ như những doanh nghiệp nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.

- Bài viết “Kế toán chi tiết hàng tồn kho trong kinh doanh thương mại” của TS Nguyễn Văn Mậu - Tạp chí kế toán số 44. Bài viết đề cập quy trình hạch toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại. Trên thực tế đã có những phương pháp kế

toán chi tiết hàng tồn kho được vận dụng. Phương pháp Thẻ song song, với đặc trưng

nên tự nó mang tính phổ biến rất cao trong thực tiễn. Còn các phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển, Sổ số dư đã qua sự gia công nhất định về mặt kỹ thuật với dụng ý giảm bớt được công ghi chép, nhưng bù lại là tổ chức sổ và việc ghi chép vào sổ trở nên cầu kỳ phức tạp hơn, được vận dụng trong những trường hợp nhất định, tính phổ biến không cao.

Ngoài ra, khi trình bày về vận dụng phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho còn phải chú ý đến một vấn đề, đó là phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ được áp dụng trong kế toán hàng tồn kho ở doanh nghiệp. Việc áp dụng một trong hai phương pháp này có ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho.

Để giải đáp vấn đề trên, ta cần trở lại bản chất, mục đích của kế toán chi tiết hàng tồn kho. Như trên đã nêu, kế toán chi tiết hàng tồn kho ngoài mục đích bảo đảm thông tin theo yêu cầu điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, còn có mục đích là thực hiện thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với người thủ kho thông qua việc đối chiếu số liệu của kế toán chi tiết hàng tồn kho với số liệu của thủ kho. Nhưng ở phương pháp kiểm kê định kỳ ta không thể có được số liệu phục vụ cho việc đối chiếu này. Do vậy khi doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì không thể có kế toán chi tiết hàng tồn kho theo đúng nghĩa của nó được. Còn ở một khía cạnh khác, khi nói đến mục đích cung cấp số liệu phục vụ yêu cầu quản lý điều hành quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng cần có kế toán chi tiết hàng tồn kho. Nó cũng đáp ứng số liệu chi tiết theo từng loại, từng danh điểm hàng tồn kho cho người quản lý thông qua việc kiểm kê cuối kỳ và tính ra số liệu xuất dùng trong kỳ theo từng loại, từng danh điểm hàng tồn kho. Nhưng số liệu chỉ có vào cuối kỳ khi thực hiện kiểm kê, không bảo đảm được tính kịp thời trong những trường hợp cần thiết của người quản lý. Nói cách khác, khi doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán chi tiết hàng tồn kho sẽ không còn ý nghĩa nhiều và về mặt phương pháp thì chỉ là thực hiện kiểm kê để có được số liệu theo từng loại, từng danh điểm hàng tồn kho vào cuối kỳ.

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện hạch toán kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Bích Chi – Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, 2005. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề về lý luận chung về kế toán hàng tồn kho, nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho qua các thời kỳ khác nhau. Trong bài viết của mình, tác giả đã nêu lên những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp khảo sát về hệ thống tổ chức, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, việc vận dụng tài khoản và chu trình hạch toán kế toán hàng tồn kho. Một số hạn chế được được tác giả đề cập như:

+ Về chứng từ kế toán: Chế độ kế toán hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ các mẫu về chứng từ kế toán dùng để hạch toán hàng tồn kho. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra một vài doanh nghiệp tình trạng sử dụng những chứng từ thiếu các yếu tố cơ bản, chưa hợp lệ hoặc chứng từ viết tay… để làm căn cứ tính giá trị hàng nhập kho.

+ Về tài khoản kế toán: Một số doanh nghiệp sử dụng chưa đúng tài khoản để hạch toán như hạch toán chi phí mua hàng vào TK 641 “Chi phí mua hàng” hoặc không mở tài khoản chi tiết để theo dõi riêng giá trị mua và chi phí thu mua hàng hóa tồn kho.

Trong tháng mặc dù hàng hóa đã thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng hàng đang đi đường chưa về nhập kho, kế toán vẫn không theo dõi và không ghi sổ không lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi dường”.

Hầu hết các doanh nghiệp không mở TK159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” mặc dù doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có tính rủi ro hỏng cao.

+ Việc đối chiếu giữ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp: Theo quy định của chế độ kế toán thì doanh nghiệp đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với sổ kế toán tổng hợp là theo giá vốn thực tế gồm giá mua thực tế và chi phí thu mua. Đối với doanh nghiệp chi phí mua hàng phát sinh lớn thì không thể phân bổ chi phí mua hàng cho

từng mặt hàng và không thể tính đơn giá cho từng mặt hàng chính vì vậy doanh nghiệp đã phản ánh toàn bộ chi phí mua hàng vào TK641 “Chi phí bán hàng”.

+ Công tác kế toán quản trị: Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa tổ chức công tác kế toán quản trị nếu có thì cũng rất đơn giản, tự phát.Một trong những nguyên nhân là hiện nay doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng việc thu thập xử lý và cung cấp thông tin của kế toán quản trị. Và cho đến nay, Nhà nước vẫm chưa có văn bản nào hướng dẫn kế toán quản trị đối với doanh nghiệp.

Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu tác giả đã làm rõ các hạn chế, phân tích nguyên nhân tương ứng và đề xuất các giải pháp.

Luận án đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp Việt Nam.

+ Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho khi áp dụng phương pháp Nhập sau – xuất trước tác giả khuyến khích không nên áp dụng vì phương pháp này bộc lộ nhiều bất cập như:

Phương pháp này làm cho doanh thu thuần của hàng hóa giảm khi giá cả của hàng hóa có xu hướng tăng., nhất là trong điều kiện lạm phát.

Trong thực tế chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phép sử dụng phương pháp này với điều kiệ trong thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày các chỉ tiêu minh chứng cho phương pháp này. Vì vậy nếu theo điều kiện này thì cuối niên độ kế toán doanh nghieepjphair tiến hành khẳng định giá trị hàng hóa tồn kho đồng thời theo 4 phương pháp điều này làm phức tạp hơn co kế toán và hết sức khó khăn.

Ngoài ra phương pháp Nhập sau – xuất trước là một ước tính kế toán nó tạo ra tính chủ quan rất lớn. Vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp này như một công cụ để điều chỉnh kết quả kinh doanh.

+ Việc áp dụng phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam không đề cập đến quy định doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng một hay nhiều phương pháp tính giá vốn hàng hóa xuất kho. Hiện

nay thực tế thấy doanh nghiệp thương mại Việt Nam kinh doanh nhiều loại mặt hàng với giá trị khác nhau. Chính vì vậy để đảm bảo tính chính xác trong việc xác định trị giá vốn hàng hóa xuất kho, theo quan điểm của tác giả thì có thể kết hợp các phương pháp tính trị giá vốn khác nhau.

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho.

Sự thiếu nhất quán về nội dung phản ánh trên tài khoản giữa hai phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Khi doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì sẽ hạch toán riêng chi phí thu mua và tính phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hóa đã tiêu thụ và hàng hóa còn lại cuối kỳ. theo phương pháp này Tk 156 được chi tiết thành hai tiểu khoản là TK1561 – Giá mua hàng hóa và TK 1562 – Chi phí mua hàng hóa. Còn đối với doanh nghiệp thương mại áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì giá trị mua hàng và chi phí mua hàng cùng được phản ánh vào TK611 – Mua hàng hóa.

+ Việc ghi nhận giá trị hàng tồn kho.

Việc xác định giá trị thuần có thể thực hiện được rất phức tạp nên theo ý kiến của tác giả nên áp dụng giá trị thuần có thể thực hiện được trong trường hợp chi phí tiêu thụ có những biến động lớn còn lại nên áp dụng giá thị trường.

+ Về quyền sở hữu hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo ý kiến của tác giả chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa quy định cụ thể việc xác định giá trị hàng tồn kho thông qua hoạt động xuất nhập khẩu nên chưa xác định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ trong trường hợp này.

Về trích lập dự phòng

- Bài viết “Bàn về các khoản dự phòng” của PGS.TS Nguyễn Công Phương – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nằng trong Tạp chí kế toán số 08. Bài viết đề cập vần đề doanh nghiệp phải ước tính giả trị thuần có thể thực hiện được của từng loại hàng tồn kho. Việc ước tính này dựa trên những bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính và phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí

trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính đồng thời phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Trên cơ sở đó biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, bài viết chưa nêu ra được những nguyên nhân chủ quan như phụ thuộc vào năng lực quản lý, tổ chức của bản thân doanh nghiệp cũng những nguyên nhân khách quan là những hiện tượng bất thường có thể xảy ra không phụ thuộc vào doanh nghiệp ảnh hưởng đến trích lập dự phòng hàng tồn kho.

Về chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho.

- Bài viết “Về hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 "Hàng tồn kho"

của TS Hà Thị Thúy Vân – Tạp chí kế toán và kiểm toán tháng 6/2013. Bài viết đề cập vấn đề VAS 02 có nêu 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho: giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước và nhập sau xuất trước. Trong đó nếu doanh nghệp sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước để tính giá trị hàng tồn kho thì cuối kỳ tại thời điểm lập báo cáo tài chính phải tuân thủ đoạn 28: phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán theo phương pháp nhập trước xuất trước) với giá thấp nhất của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo các phương pháp nhập trước xuất trước, bình quân gia quyền, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hiện hành của hàng tồn kho. Với yêu cầu của đoạn 28 thì phương pháp nhập sau xuất trước là phương pháp kém thận trọng nhất khi công khai thông tin về hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán hoặc giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, bài viết của tác giả chỉ tập trung phân tích phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước đưa ra những hạn chế của phương pháp này mà không đưa ra những ưu nhược điểm của các phương pháp tính giá hàng tồn kho còn lại.

- Luận án tiến sĩ “Vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam” của tác giả Trần Thị Giang Tân – Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đề cập nhiều vấn đề về các chuẩn mực kế toán nhưng học viên quan tâm ở bài viết này là về chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về hàng tồn kho. Luận án giới thiệu chung về kế toán hàng tồn kho, so sánh đối chiếu giữa IAS 2 và VAS 2 có khác biệt về cách xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, lập dự phòng hàng tồn kho.

Bộ Tài chính Việt Nam ban hành chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” của kế toán quốc tế, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam là hợp lý, nhằm quản lý chặt chẽ công tác kế toán hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng VAS 2, tác giả nhận thấy có một số vấn đề bất cập, xin đưa ra để đặt vấn đề cho hướng nghiên cứu tiếp theo:

+ Trong VAS 2, phần hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cố định chưa rõ và khó áp dụng trong thực tiễn.

+ Đối với VAS 2, có nên áp dụng phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho hay không? (Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 sửa đổi tháng 12/2003 đã loại phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho)

Mặc dù phương pháp LIFO có những ưu điểm nhất định nhưng nhìn chung áp dụng phương pháp LIFO sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Các lý do dẫn đến không nên áp dụng phương pháp này là:

- Trong dài hạn, khi giá cả tăng lên trị giá hàng tồn kho bị phản ảnh thấp hơn giá trị của nó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán không phản ánh sát với giá thị trường thời điểm báo cáo dẫn đến giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp bị ghi nhận thấp hơn so với giá trị thực tế của nó.

- Phương pháp này có thể bóp méo lợi nhuận trong kỳ, tạo nên sự hiểu lầm về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

- Phương pháp này có thể bóp méo ảnh hưởng tới Bảng cân đối kế toán do giá trị

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 66)