v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.3.2. Về phía các doanh nghiệp thương mại
Trước hết, các doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật, Luật kế toán, Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Các doanh nghiệp thương mại thấy được tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán. Các nhà quản lý, quản trị của công ty cần nhận thức được vai trò của thông tin kế toán hàng tồn kho trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Để nội dung kế toán quản trị có thể vận dụng được, các doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính trong cùng một phòng. Tuy nhiên, sự kết hợp này cần có sự tách biệt, phân công rõ ràng về nội dung, phạm vi cung cấp thông tin cũng như mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, giữa bộ phận kế toán tổng hợp và bộ phận kế toán chi tiết để tránh chồng chéo, chậm trễ trong việc xử lý, cung cấp thông tin. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán có thể được thực hiện như sau:
Sơ đồ 3.4: Tổ chức bộ máy phòng kế toán
Doanh nghiệp cần thiết kế lại chu trình luân chuyển chứng từ để phục vụ cho công tác kế toán quản trị. Trong đó, đưa ra các mục như người viết quy trình, người kiểm tra, người xét duyệt. Đồng thời, trong nội dung đề cập đến như: danh mục chứng từ sử
Kế toán trưởng
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Kế toán hàng tồn kho Kế toán công nợ Kế toán tài sản cố định Kế toán … Tổ kế toán chi phí Tổ dự toán Tổ phân tích đánh giá Kế toán tổng hợp
dụng; quy trình bán chịu hàng hóa; quy định thời gian luân chuyển chứng từ và thời gian có hiệu lực.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị được thiết kế, lập và trình bày mang tính linh hoạt, không mang tính thống nhất và tuân thủ như báo cáo kê toán tài chính nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát nội bộ.
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và yêu cầu của nhà quản trị, cần có các loại báo cáo sau: Nhu cầu thông tin và báo cáo cho chức năng hoạch định của nhà quản trị, phục vụ chức năng kiểm tra của nhà quản trị, nhu cầu thông tin và báo cáo phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị.
Đồng thời, doanh nghiệp cần tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán để có thể phân tích, xử lý nhanh thông tin thu thập, cũng như đưa ra các báo cáo trách nhiệm kịp thời và đảm bảo được tính hữu ích của thông tin.
Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực, hệ thống công nghệ có đảm bảo xử lý và lưu trữ toàn bộ dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Bên cạnh đó, trên cơ sở luật kế toán, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp phải tự xây dựng chính sách kế toán cho riêng mình để áp dụng cho doanh nghiệp. Đây là một khâu không thể thiếu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Điều này giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng hữu hiệu vai trò, chức năng quản lý cũng như chức năng cung cấp thông tin của kế toán. Bên cạnh đó, việc đóng góp phản hồi của doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn, rào cản của hệ thống kế toán - kiểm toán Việt Nam trong việc giao dịch quốc tế cho các cơ quan phụ trách và đề xuất những giải pháp tương ứng sẽ góp phần cung cấp hiện trạng thực tế của hệ thống kế toán - kiểm toán Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện huấn luyện các nhân viên kế toán hiểu biết các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới, các quy định về thuế hiện hành và đóng góp các ý kiến về sự ảnh hưởng của việc áp dụng các văn bản pháp quy về kế toán
trong thực tế tại doanh nghiệp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ… Giải pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành mà còn giúp việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, khách quan.
Các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Phải thấy rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như thường kỳ hoặc đột xuất kiểm tra chứng từ, chế độ ghi chép ban đầu, ghi chép trên sổ kế toán, ghi chép trên phần mềm kế toán và việc lập các báo cáo kế toán.
Doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác kế toán. Để bộ máy kế toán có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho nhà quản lý cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán của đơn vị.