Tổng quan về Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách sạn và sự hài lòng của khách hàng tại một số khách sạn 3 sao trên đại bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 55)

- Quan điểm lãnh đạo của doanh nghiệp Theo quan điểm quản trị chất

2.1.1Tổng quan về Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hƣớng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Toàn thành phố có diện tích 1.255,53km2 (trong đó đất liền là 950,53km2; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305km2). Đà Nẵng hiện tại có tất cả 6 quận và 2 huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nƣớc vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đƣờng biển và đƣờng hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

46

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố Đà Nẵng

Chỉ trong những năm trở lại đây, Đà Nẵng đã khác trƣớc nhiều. Những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trƣờng mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thƣơng mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.

47

Hình 2.2 : Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Thành phố Đà Nẵng từ 2000 đến 2011 (Nguồn: danang.gov.vn)

Hình 2.3: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Thành phố Đà Nẵng Từ 2008 đến 2011 (Nguồn: danang.gov.vn)

48

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 2 năm 2008 và 2009, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trƣờng đầu tƣ. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ƣớc đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP luôn đạt trên 50%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, tính đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp ( thủy sản, nông, lâm) ƣớc còn 9,6%, lao động công nghiệp – xây dựng là 34,1% và dịch vụ là 55,3%.

Hình 2.4: Tốc độ tăng trƣởng GDP và thu nhập bình quân đầu ngƣời của Đà Nẵng so với Việt Nam từ 2008 đến 2011 (Nguồn: danang.gov.vn)

49

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách sạn và sự hài lòng của khách hàng tại một số khách sạn 3 sao trên đại bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 55)