Nguyên nhân của các hạn chế trong việc xây dựng văn hóa tổ chức tại trƣờng

Một phần của tài liệu Văn hóa tổ chức của Trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt- Hàn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 64)

trƣờng CNTT Hữu nghị Việt- Hàn

Qua điều tra thực trạng công tác xây dựng VHNT ở trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn nhƣ trên, tôi có một vài nhận xét, đánh giá: Đa số CBQL, GV, HSSV nhà trƣờng đều đã nhận thức đƣợc một cách đúng đắn tầm quan trọng trong công tác xây dựng VHNT, thấy đƣợc sự cần thiết phải xây dựng VHNT. Tuy nhiên, từ nhận thức đến thực trạng còn nhiều yếu kém của biểu hiện văn hóa còn là một khoảng cách khá xa. Vậy, nguyên nhân là do đâu, theo tôi có những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣ sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Do việc bổ nhiệm Hiệu trƣởng mới về trƣờng công tác nên việc tiếp nhận và xây dựng một môi trƣờng VHNT chƣa thật sự phù hợp với tình hình thực tế của nhà trƣờng vì tƣ duy theo mô hình cũ- mới còn chƣa thống nhất, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, phong cách lãnh đạo cũng là nguyên nhân chủ yếu để thực hiện công tác xây dựng VHNT có hiệu quả hay không?

- Do quy mô đào tạo của nhà trƣờng chƣa ổn định và đào tạo 2 hệ nên mức độ nhận thức có sự khác nhau, không theo mặt bằng chung.

- Nhân sự thay đổi nhiều nên cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc hình thành văn hóa nhà trƣờng.

Nguyên nhân chủ quan:

- Nội dung xây dựng VHNT chƣa đƣợc cụ thể hóa, kế hoạch đề ra chƣa rõ ràng dẫn đến khi bắt tay vào thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hiệu quả đạt đƣợc không cao

- Hoạt động của Hiệu trƣởng trong việc xây dựng VHNT đƣợc thể hiện trong bối cảnh giao thời giƣã Hiệu trƣởng cũ và mới, nhà trƣờng đang tập trung sắp xếp lại khu giảng đƣờng, khu làm việc của giảng viên và kiện toàn lại các phòng ban và

55

một số công trình còn đang thi công.Vì vậy, cơ chế công tác, kinh phí cho hoạt động này còn thiếu thốn và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Nhà trƣờng chƣa có những buổi tập huấn, buổi nói chuyện về văn hóa để CBGV, HSSV nhận thức đƣợc những công việc cần phải làm và phải có những việc làm thiết thực để môi trƣờng VHNT luôn trong sạch.

- Việc thực hiện chức năng quản lý của Ban chủ nhiệm khoa, BGH nhà trƣờng trong công tác xây dựng VHNT chƣa cao, còn cứng nhắc vì nhà trƣờng còn quản lý giảng viên mới 8h/ngày- không có giờ lên lớp thì phải nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu khoa học tại khoa, đôi khi gây sự gò bó cho CBGV dẫn đến làm việc không hiệu quả.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chƣa chặt chẽ và không thƣờng xuyên. Đặc biệt, công tác đánh giá giảng viên còn nhiều bất cập, đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên chƣa thật sự sát sao do việc học tín chỉ, khó quản lý theo kiểu tập trung.

- Công tác động viên, kích thích hoạt động xây dựng VHNT của ngƣời lãnh đạo còn hạn chế

- Ý thức tự giác, nỗ lực, tích cực của mỗi thành viên trong nhà trƣờng chƣa đƣợc cao

Trong rất nhiều nguyên nhân chủ quan, về phía ngƣời QLGD, đó là chƣa có sự sát sao của GV trong giảng dạy, kỷ luật nhà trƣờng còn lỏng lẻo, chƣa có sự răn đe đủ mạnh và còn biểu hiện che dấu vì bệnh thành tích. Có ý kiến cho rằng, trƣớc đây khi lên lớp, GV có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thƣờng của sinh viên về tâm trạng lo lắng, sức khỏe hay các biểu hiện tâm lý khác,….điều này thể hiện quan hệ thầy trò gắn bó mật thiết. Nhƣng hiện nay, phần lớn GV ít có thời gian và điều kiện để quan tâm đến từng HSSV vì chuyển hình thức giáo viên chủ nhiệm sang cố vấn học tập, thời gian gặp gỡ ít và các cố vấn thƣờng đùn đẩy việc cho nhau và do nhiều nguyên nhân khác…

Tóm lại, trong rất nhiều nguyên nhân thì theo tác giả, quan trọng nhất vẫn là về phía ngƣời lãnh đạo, cán bộ quản lý. Do mỗi tổ chức có đặc điểm riêng, trình độ nhận thức và ý thức của CBVC khác nhau, môi trƣờng hoạt động có sự khác biệt...

56

nên mỗi nhà lãnh đạo phải chọn cho mình cách điều hành khác nhau. Ngƣời lãnh đạo chính là ngƣời có vai trò quyết định cơ quan, tổ chức mình sẽ hƣớng tới phát triển VH nhƣ thế nào.

Trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải liên kết đƣợc các thàn h viên trong tổ chức thành một thể thống nhất và chỉ dẫn cho tổ chức hoa ̣t đô ̣ng để đa ̣t đƣợc mu ̣c tiêu đề ra một cách tốt nhất, hiê ̣u quả nhất.

57

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Công tác xây dựng VHNT ở trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn là một nhiệm vụ, một nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục đào tạo của nhà trƣờng. Để thực hiện nhiệm vụ này các GV, các nhà QLGD đã tiến hành các hoạt động tổ chức GD thông qua các môn học, ngành học và thông qua các hoạt động GD văn hóa khác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, việc xây dựng VHNT ở trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức. Điều này đƣợc thể hiện ỏ mức độ cần thiết và mức độ thực hiện có sự chênh lệch khá rõ. Các chủ thể đã nhận thức đƣợc sự cần thiết phải xây dựng VHNT nhƣng khi thực hiện thì chỉ dừng lại ở mức trung bình hoặc chƣa tốt. Điều này có nguyên nhân từ việc chọn nội dung, cách thức thực hiện công việc. Nội dung dành cho các mảng công việc trong công tác xây dựng VHNT còn ít, các hình thức tổ chức còn đơn điệu. Thực trạng đó còn đƣợc phản ánh ở sự phối hợp giữa các lực lƣợng GD trong và ngoài trƣờng chƣa cao, vai trò của các tổ chức, các đoàn thể và các cố vấn học tập chƣa đƣợc phát huy đầy đủ. Trong khi đó, mỗi thành viên trong nhà trƣờng lại chƣa thực sự tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động có tính chất xây dựng VHNT.

Việc nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT ở trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn tạo cơ sở, tiền đề cho việc đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT ở trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn.

58

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI TRƢỜNG CĐ CNTT HỮU NGHỊ VIỆT_HÀN

Một phần của tài liệu Văn hóa tổ chức của Trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt- Hàn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)