9. Cấu trúc của luận văn
3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên, trong điều kiện thời gian hạn chế, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học giáo dục, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia.
Tác giả đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu (phụ lục) với 60 giáo viên, 12 lãnh đạo chuyên viên Phòng GDĐT và chuyên viên Phòng Nội vụ, 21 CBQL các trường THCS trong thị xã kết quả được thể hiện ở Bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Hoàng Mai
Số thứ tự Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả
thi cao Khả thi
Không khả
thi 1 Làm tốt công tác
quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý 57 (61,3%) 36 (38,7%) 0 45 (48,4%) 48 (51,6%) 2 Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý 31 (33,3%) 62 (66,7%) 0 37 (39,7%) 55 (59,1%) 1 (1,2%)
3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý 56 (60,2%) 37 (39,8%) 0 41 (44%) 51 (54,8%) 1 (1,2%) 4 Hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý 28 (30,1%) 65 (69,9%) 0 34 (36,6%) 57 (61,3%) 2 (2,1%)
5 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lý 35 (36,6%) 58 (63,4%) 0 38 (40,9%) 56 (59,1%) 6 Xây dựng hệ 68 25 0 45 48
thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý (74,6%) (25,4%) (48,4%) (51,6%) 7 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phát triển đội ngũ cán bộ quản lý 34 (32,1%) 59 (67,9%) 0 51 (54,8%) 42 (45,2%)
Qua khảo sát thực tế, tác giả rút ra một số nhận xét như sau:
1. Việc đề xuất các giải pháp nêu trên là thực sự cần thiết (100% người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp là cần thiết và rất cần thiết).
2. Các giải pháp trên đều có tính khả thi (95,5 % người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp có tính khả thi và khả thi cao).
3. Trong khi tổ chức thực hiện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần cụ thể hóa ở mỗi địa phương, mỗi trường học nhằm phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Hoàng Mai. Tác giả đề xuất 7 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Những giải pháp mà tác giả đã trình bày ở Chương 3 đều dựa vào lý luận mang tính logic và khoa học. Mỗi giải pháp đều thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện cũng như trình tự thực hiện các giải pháp cụ thể, rõ ràng.
Các giải pháp trên có sự quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và chúng cần được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng trường THCS.
Để có thêm cơ sở khoa học, tác giả đã thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp này như đã trình bày ở Bảng 3.2 và kết quả thu được, tất cả những người được hỏi đều cho rằng các giải pháp này là thực sự cần thiết trong điều kiện hiện nay và có tính khả thi rất cao.
Như vậy, nếu chúng ta triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp thì sẽ phát triển được đội ngũ CBQL các trường THCS ở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDĐT trong tình hình hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Phát triển GDĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Đồng thời thông qua phát triển GDĐT, “....giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [4]; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, THCS là một cấp học rất quan trọng, chất lượng giáo dục THCS sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành GDĐT hiện nay. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục THCS thì trước hết cần chú trọng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS.
Trong những năm qua, đội ngũ CBQL cấp THCS thị xã Hoàng Mai nhìn chung có phẩm chất chính trị tốt, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực trình độ, tâm huyết với nghề, gắn bó với địa phương. Giáo dục THCS thị xã Hoàng Mai trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Hoàng Mai vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay: Về phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực quản lý, điều hành, năng lực xử lý thông tin,.... Do đó, vấn đề phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn và cấp bách.
Với mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Hoàng Mai một cách đồng bộ về cơ cấu, đủ số lượng, từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ phẩm chất, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn của địa phương. Luận văn đã lần lượt làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Tác giả đã tìm hiểu và chỉ rõ thực trạng GDĐT, thực trạng đội ngũ CBQL, thực trạng các yếu tố quản lý nhằm phát triển đội ngũ CBQL trong những năm qua. Qua đó, tác giả thấy đội ngũ CBQL các trường THCS còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Đó là:
Giải pháp 1. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý.
Giải pháp 2. Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển sử dụng cán bộ quản lý.
Giải pháp 3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. Giải pháp 4. Hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý. Giải pháp 5. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lý.
Giải pháp 6. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý.
Giải pháp 7. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thị xã Hoàng Mai.
Mỗi giải pháp có chức năng khác nhau song chúng có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở thị xã Hoàng Mai. Nếu các giải pháp nêu trên nếu được thực hiện một đồng bộ thì sẽ phát triển được đội ngũ CBQL các trường THCS ở thị xã Hoàng Mai đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT hiện nay.
Tuy nhiên, để các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Hoàng Mai được thực hiện có hiệu quả, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, CBQL giáo dục, đặc biệt là đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây:
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Đảng và Nhà nước
Sớm đưa Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế vào cuộc sống.
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách tiền lương và các chế độ, chính sách xã hội khác theo hướng đảm bảo công bằng, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, đảm bảo về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội và nhân đạo nhằm tạo ra sự hài hòa, cân đối trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như sự phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực mỗi người CBQL trường học.
2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cần xây dựng và tiêu chuẩn hóa chức danh CBQL trường học ở từng cấp học, bậc học.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục. Cần cải tiến chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL.
2.3. Đối với tỉnh Nghệ An
Chỉ đạo Sở GDĐT, Sở Nội vụ sớm hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển GDĐT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và phê duyệt quy hoạch.
Cần sớm có văn bản quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý cho CBQL, cán bộ đi học để nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ sau đại học và những người có trình độ cao tình nguyện về công tác trên địa bàn tỉnh.
Sở GDĐT phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện tăng cường kiểm tra công tác xây dựng quy hoạch và đánh giá chất lượng công tác quản lý giáo dục cấp huyện nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giáo dục.
2.4. Đối với thị xã Hoàng Mai
UBND thị xã chỉ đạo Phòng Nội vụ và Phòng GDĐT làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng CBQL và thực hiện tốt chính sách cán bộ.
Mở lớp trung cấp chính trị để tạo điều kiện cho đối tượng CBQL trường học đương nhiệm và cán bộ trong quy hoạch học tập.
Đầu tư xây dựng, tăng cường CSVC, trang thiết bị, chống xuống cấp cho các trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với CBQL, đặc biệt đối với CBQL giỏi và CBQL ở các vùng còn khó khăn.
Tạo điều kiện để Phòng GDĐT xây dựng và thực hiện Đề án phát triển đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên thị xã Hoàng Mai.
2.5. Đối với đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Hoàng Mai
Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng CBQL do Trường Đại học Vinh tổ chức để vừa nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ quản lý trường học, và tự cập nhật được những thay đổi về chính sách giáo dục và những tiến bộ về khoa học quản lý giáo dục và quản lý trường học.
Tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho bản thân, thông qua các hoạt động thực tiễn trong công tác quản lý tại các trường THCS. Thường xuyên chủ động đề xuất các nội dung cần bồi dưỡng mà thực tế tại cơ sở gặp khó khăn, vướng mắc để các cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, bổ sung công tác bồi dưỡng, đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của CBQL trường THCS./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2006), Bài giảng về quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Thông báo số 242-TB/TW ngày
15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương II, khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Hoàng Mai (2013), Nghị quyết số 01-NQ/ThU
ngày 05/3/2013 về phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hoàng Mai.
6. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 về tăng cường công
tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học.
7. Bộ Chính trị (2013), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 về phương
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011
ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Điều lệ trường trung học).
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
về mầm non, tiểu học THCS và trung cấp chuyên nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT - BGDĐT ngày
22/10/2009 ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
11. Trần Hữu Cát và Hoàng Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Trường Đại học Vinh.
12. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý,
giáo trình dành cho các lớp Cao học quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm,
Trường CBQL giáo dục, Hà Nội.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
14. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 03/4/2013 về việc điều
chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
15. Hà Văn Cung (2000), Một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản
lý quá trình dạy học của hiệu trưởng trường THCS tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ.
16. Nguyễn Công Duật (2000), Thực trạng, phương hướng và những giải pháp
cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS, tỉnh Nghệ An, luận văn thạc
sĩ
17. Kondacop (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.
18. Ngô Hữu Dũng (1993), THCS trong hệ thống giáo dục phổ thông, Hà Nội. 19. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Đệ và Phạm Minh Hùng (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục, NXB Giáo dục.
28. Phạm Minh Hạc (1995), Tâm lý học, NXB Giáo dục.
29. Vũ Ngọc Hải và Trần Khánh Đức (20003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong
những năm đầu thế kỷ XXI.
30. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
31. Đặng Bá Lãm và Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong