Làm tốt công tác quy hoạch CBQL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 69)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Làm tốt công tác quy hoạch CBQL

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Quy hoạch nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành trong từng giai đoạn.

Công tác quy hoạch cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch sẽ giúp cho việc bổ nhiệm CBQL được chủ động, nhờ có quy hoạch cán bộ mà đội ngũ cán bộ kế cận dự nguồn được đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, năng lực và nghiệp vụ quản lý trước khi được bổ nhiệm. Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL giáo dục thì mới đáp ứng được nhiệm vụ quản lý giáo dục trước mắt cũng như lâu dài.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

- Quy hoạch cán bộ phải quán triệt quan điểm: Đảng thống nhất lãnh đạo và

quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng thời phải phát huy trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong quy hoạch. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan đơn vị; phải quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL phải xây dựng được tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, phải gắn với việc đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, lựa chọn đúng cán bộ; phải có tầm nhìn, phải khách quan, công tâm. Việc đánh giá đúng cán bộ, công chức, viên chức không chỉ là để khen, chê mà quan trọng hơn là nhằm phát hiện những nhân tố tích cực, có triển vọng để bồi dưỡng, tuyển chọn họ vào quy hoạch cán bộ.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS phải gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nếu chỉ có quy hoạch mà không chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ tự thân vận động thì họ khó định hướng phấn đấu, chậm trưởng thành và phát triển

không vững chắc. Mặt khác, quy hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch chủ động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp họ nhanh chóng trưởng thành theo mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL phải có mục tiêu rõ ràng, có chương trình đào tạo thiết thực, nếu không sẽ không bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL phải gắn với việc can đảm phân công, giao việc cho cán bộ trong quy hoạch để thử thách, đồng thời cử người trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ, bồi dưỡng.

Căn cứ để xây dựng quy hoạch CBQL

Theo tác giả để xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS cần phải dựa trên các căn cứ sau:

- Căn cứ vào hướng dẫn, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của thị xã về công tác cán bộ;

- Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục, của địa phương và của mỗi nhà trường;

- Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế của đất nước đúng với quy định của ngành và của thị xã;

- Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có về số lượng, cơ cấu trình độ, phẩm chất và năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành (thông qua phiếu điều tra khảo sát, đánh giá cán bộ của từng trường và các trường trong thị xã);

- Quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, được bổ sung hằng năm, có hiệu lực pháp lý và khả thi;

- Dự báo được sự phát triển về quy mô, chất lượng, loại hình giáo dục.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Trình tự xây dựng quy hoạch CBQL

Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND thị xã xây dựng quy hoạch CBQL trường THCS, gồm các bước sau:

Bước 1. Khảo sát, đánh giá CBQL các trường THCS tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, phát triển đội ngũ cán bộ hiện có phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch.

Bước 2. Dự báo nhu cầu CBQL từng giai đoạn 2013 - 2015; 2016 - 2020. Căn cứ vào dự báo về dân số, quy mô phát triển số học sinh, số lớp, số trường cấp THCS trong thị xã để dự báo về các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Bước 3. Xác định nguồn bổ sung CBQL.

Bước 4. Lập danh sách cán bộ dự nguồn: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; Cấp ủy nhà trường giới thiệu cán bộ dự nguồn các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (lấy phiếu tín nhiệm trong cán bộ, giáo viên). Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GDĐT lập danh sách quy hoạch trình Chủ tịch UBND thị xã phê duyệt.

Bước 5. Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện trong thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau.

Bước 6. Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch, sau khi xây dựng quy hoạch cán bộ hằng năm cần định kỳ kiểm tra, đánh giá quy hoạch cán bộ và có biện pháp bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w