9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân
cán bộ quản lý
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Hoàn thiện về cơ cấu, đảm bảo về số lượng, chất lượng; phát huy được năng lực của mỗi các nhân và tập thể.
Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng CBQL sẽ tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Nâng cao trách nhiệm trong công tác của cán bộ, giáo viên, đồng thời mở ra cơ hội, hướng phát triển và động lực thúc đẩy CBQL tự hoàn thiện và phấn đấu vươn lên.
Mặt khác công tác luân chuyển, điều động cán bộ còn có ý nghĩa: Rèn luyện, thử thách CBQL qua các chức vụ và thực tiễn công tác, để bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và uy tín; đối với CBQL trẻ, có triển vọng phát triển tốt còn để giao nhiệm vụ ở vị trí công tác cao hơn.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
a) Về tuyển chọn CBQL
Tuyển chọn CBQL trường THCS là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc đặt ra. Tuyển
chọn người CBQL trường THCS phải được dựa trên quy hoạch CBQL, nhu cầu thực tế của mỗi nhà trường cần tuyển chọn.
Phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức; không quá coi trọng vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân. Công khai hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn nhằm làm cho mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào vị trí quản lý, lãnh đạo.
Cần chú ý đến quá trình đào tạo, học tập và những kết quả đã đạt được của cán bộ, công chức, viên chức. Tùy theo tình hình cụ thể ở các trường mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp. Chú ý đến khả năng thể hiện năng lực quản lý, cũng như tiêu chuẩn của CBQL trường THCS trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
b) Về bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng CBQL
* Đối với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL
- Mục đích, ý nghĩa của bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL:
Nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ của nhà trường; nhằm sử dụng tốt năng lực của cán bộ, giáo viên đối với những người thực sự có năng lực và triển vọng phát triển. Nâng cao trách nhiệm trong công tác của cán bộ, giáo viên, đồng thời mở ra cơ hội, hướng phát triển và động lực phấn đấu của cán bộ, giáo viên.
- Yêu cầu bổ nhiệm và bổ nhiệm lại CBQL:
Bổ nhiệm CBQL phải tuân thủ theo quy định tại Điều lệ trường trung học. Trường trung học có hiệu trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời hạn đảm nhận chức vụ này không quá hai nhiệm kỳ ở một trường trung học.
Việc bổ nhiệm CBQL trường THCS phải xuất phát từ nhu cầu công tác của nhà trường, từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức mới bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tránh tình trạng vì người mà lập ra tổ chức. Số CBQL phải tương xứng với khối lượng công việc theo chức năng của nhà trường và số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định hiện hành.
Phải dựa vào quy hoạch cán bộ, bảo đảm tiêu chuẩn theo chức danh quy định trong quá trình lựa chọn để tuyển được những người thực sự có đức, có tài để lãnh đạo, quản lý.
Khi tiến hành bổ nhiệm lại CBQL phải thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ đã quy định và làm thủ tục đúng theo từng bước quy định trong quy chế bổ nhiệm cán bộ.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
a) Lập kế hoạch bổ nhiệm CBQL
Trên cơ sở nội dung đã quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS và nhu cầu của mỗi trường THCS trong thị xã; trên cơ sở nguyện vọng và chất lượng CBQL đương chức và kế cận, đồng thời trên cơ sở nhiệm kỳ và công tác quản lý của CBQL trường THCS vạch ra được mục tiêu phải bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phải điều động đến, điều động đi,…để thay thế cho CBQL về hưu, để bổ sung thiếu hụt và đặc biệt là để thật sự đổi mới công tác quản lý các trường THCS.
Phòng Nội vụ phối hợp Phòng GDĐT lên kế hoạch và dự kiến được thời gian thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, việc điều chuyển, việc miễn nhiệm cho phù hợp với kế hoạch năm học và đặc biệt là không làm xáo trộn các hoạt động thường ngày theo chức năng và nhiệm vụ của các trường THCS.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch
Trên cơ sở kế hoạch chung, chuyên viên Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ phụ trách tổ chức cán bộ khối giáo dục, có kế hoạch trình Trưởng phòng GDĐT, Trưởng phòng Nội vụ, tiến hành công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CBQL trong thị xã.
Giao trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường THCS thực hiện việc đề xuất nhu cầu về số lượng và yêu cầu về chất lượng; trình tự lấy ý kiến tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, ý kiến giới thiệu và đề nghị của chi bộ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể trong trường về nhân sự; đồng thời có các văn bản cần thiết theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ.
Phòng Nội vụ, Phòng GDĐT điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu và yêu cầu CBQL, nguyện vọng của CBQL trong các trường THCS trong thị xã; về số lượng CBQL cần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, số lượng về hưu và số lượng cần bổ sung, số lượng cần luân chuyển, đồng thời đưa ra các phương án và chọn phương án tối ưu nhất.
Phòng Nội vụ thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết như hồ sơ (đơn, văn bản của Đảng và chính quyền địa phương); hồ sơ lý lịch CBQL và cán bộ kế cận;
những văn bản trình Chủ tịch UBND thị xã để thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, nghỉ hưu đối với CBQL.
Trình tự tiến hành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL như sau: - Làm quy trình bổ nhiệm:
Căn cứ vào nguồn CBQL đã được quy hoạch, Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GDĐT thông báo với các trường THCS kế hoạch và thời gian thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm CBQL.
Thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo phòng Nội vụ và phòng GDĐT, chuyên viên phòng Nội vụ; đại diện lãnh đạo địa phương; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và hội đồng nhà trường có CBQL được làm quy trình.
Họp hội đồng nhà trường, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm CBQL. Tiến hành niêm phong tại chỗ (có sự chứng kiến các thành phần tham gia). Tổng hợp số lượng và tỷ lệ phần trăm phiếu tín nhiệm, không tín nhiệm.
- Ra quyết định bổ nhiệm:
Sau khi hai phòng Nội vụ và phòng GDĐT họp thống nhất về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL và thông báo của Thường trực Thị ủy, Phòng Nội vụ thực hiện thủ tục hành chính bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL trình Chủ tịch UBND thị xã quyết định.
c) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Hướng dẫn các công việc cho tổ chức và cá nhân thực hiện công việc, thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều chuyển CBQL theo kế hoạch đã có và theo kết quả hoạt động tại khâu tổ chức đã nêu trên.
Thường xuyên theo dõi, giám sát và động viên khuyến khích hoặc uốn nắn các lệch lạc ngay trong từng công việc của họ.
d) Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
Thực hiện kiểm tra định kỳ hay đột xuất các hoạt động của cá nhân và thực hiện công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL các trường THCS của Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ; đồng thời kiểm tra kết quả thực hiện đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL tại các trường THCS, xem có thật sự nâng cao chất lượng CBQL để dẫn đến nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại các trường THCS hay không.
Có các quyết định quản lý để phát huy các mặt tốt, ngăn ngừa và uốn nắn các mặt còn hạn chế, tồn tại, những lệch lạc để điều chỉnh, bổ sung và xử lý những vi phạm cần thiết.
* Miễn nhiệm CBQL
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III, khóa VIII: "Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ người nào vì công việc lý do sức khỏe, hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức. Người không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời"[23].
Việc miễn nhiệm, có thể tiến hành khi CBQL trường THCS hết thời gian giữ chức vụ hoặc sau một thời gian bổ nhiệm mà không hoàn thành nhiệm vụ.
Miễn nhiệm CBQL trường THCS là làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định, phát triển cho toàn bộ máy.
Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường THCS luôn được sàng lọc, được bổ sung, làm trong sạch, kiện toàn bộ máy; đem lại niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường và Nhân dân; tạo ra môi trường trong sạch, ổn định; đồng thời còn có tác dụng giáo dục cán bộ, giáo viên.
Các bước tiến hành miễn nhiệm CBQL được thực hiện như việc tiến hành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL.
* Về bố trí sử dụng, luân chuyển CBQL:
- Về bố trí, sử dụng CBQL:
Việc bố trí cán bộ trước hết phải thông qua hoạt động thực tiễn của cán bộ để bố trí. Không thể bố trí, đánh giá sử dụng cán bộ một cách chủ quan. Mọi phẩm giá, bằng cấp, danh hiệu, tài năng đều phải được kiểm nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là nơi đánh giá, sàng lọc cán bộ chính xác nhất, là thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ.
Việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng, phù hợp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới sẽ phát huy được hiệu quả của CBQL. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn bố trí cán bộ đúng, phù hợp cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Trước hết phải có quan điểm đúng về đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ, có
+ Chú ý đến tính nổi trội, mặt tích cực, mặt hạn chế của từng người; + Chú ý đến đặc điểm của từng trường, từng địa phương;
+ Bố trí phải hài hòa về cơ cấu CBQL (nam, nữ, độ tuổi);
+ Chú ý đến nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi cá nhân;
+ Khi bố trí CBQL trường THCS cần trao đổi thống nhất ý kiến giữa Phòng
GDĐT với chính quyền địa phương.
Để thực hiện được vấn đề này, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt (cấp trên) ngoài việc nắm vững Chiến lược cán bộ thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, cần phải hiểu rõ vị trí cần bố trí, địa bàn nơi cán bộ làm việc và các điều kiện khác xem có thuận lợi, những thách thức gì cho việc bố trí cán bộ được chọn lựa hay không.
- Luân chuyển CBQL:
Luân chuyển CBQL giáo dục nhằm rèn luyện CBQL trong những điều kiện khác nhau, tạo ra không khí mới trong các nhà trường, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng trường và từng địa phương.
Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục được tình trạng trì trệ, gia trưởng, chủ quan, tạo cho cán bộ một sức sống mới, chủ động rèn luyện, phấn đấu trong hoàn cảnh mới, môi trường mới.
Yêu cầu của việc luân chuyển CBQL:
+ Phải căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo sự đồng bộ trong cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được bồi dưỡng toàn diện, rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín trong tổ chức, từng ngành, từng địa phương.
+ Việc luân chuyển CBQL cần được tuyển lựa kỹ lưỡng nên chọn những CBQL có năng lực. Tiến hành luân chuyển cũng phải trên cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết, được lãnh đạo đơn vị thông qua, phải giữ bí mật về thông tin để bảo đảm triển khai thuận lợi, có hiệu lực và hiệu quả.
+ Giai đoạn chuẩn bị để thực hiện luân chuyển CBQL rất quan trọng. Nó quyết định tiến trình thực hiện, tạo động lực đối với cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc mà mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL của đơn vị, của ngành và địa phương.
Luân chuyển CBQL cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Chỉ nên luân chuyển cán bộ đến đơn vị mới khi họ am hiểu lĩnh vực đó, cần đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong việc luân chuyển cán bộ, cần kết hợp hài
hòa trong bố trí CBQL ở một trường có cán bộ có trình độ lý luận, có cán bộ giàu kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu cán bộ hài hoà: nam, nữ, độ tuổi, chuyên ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...
+ Phải giám sát kiểm tra thường xuyên CBQL theo các nội dung: về tư tưởng, công tác, quan hệ và sinh hoạt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu khi cán bộ có dấu hiệu sai phạm... Thực hiện tốt việc bảo vệ cán bộ; các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ.
+ Tránh tình trạng luân chuyển cán bộ liên tục, dễ tạo ra sự mất ổn định.