9. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ về các mặt lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, hình thành và phát triển năng lực quản lý.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
- Đổi mới mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; - Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
- Đổi mới phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Phát triển đội ngũ CBQL được hình thành và phát triển qua nhiều con đường, trong đó thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ CBQL cần phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ dự nguồn trong quy hoạch.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức, quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ CBQL. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, giao lưu mở cửa, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực giữ gìn được giá trị văn hóa dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và CBQL giáo dục nói riêng không chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản
lý mà còn cả kiến thức chính trị, kinh tế, ngoại ngữ và tin học. Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục cần làm cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường THCS nói riêng ý thức đầy đủ rằng: Không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trường THCS trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GDĐT. Trong đào tạo, bồi dưỡng CBQL phải chú ý cả ba yếu tố: Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng và phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Ba yếu tố đó quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau.
a) Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng Đối với CBQL đương chức:
- Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tại
chức, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm.
- Mỗi CBQL phải có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.
Đối với CBQL trong quy hoạch:
- Giai đoạn trước quy hoạch: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn đưa vào quy hoạch. Trình độ cán bộ được đào tạo càng cao thì nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch càng phong phú và có chất lượng. Không có nguồn cán bộ đã được đào tạo sẽ phải quy hoạch gượng ép hoặc làm một cách hình thức.
- Giai đoạn sau quy hoạch: Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Xây dựng xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó sẽ là một quá trình phải đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán bộ trong quy hoạch.
b) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ III, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII đã chỉ rõ: “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường, nội dung đào tạo phải thiết thực phù hợp với yêu cầu từng đối tượng cán bộ; chú trọng cả về đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử văn hóa, địa lý, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo” [23].
Căn cứ vào thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Hoàng Mai trong thời gian qua, để phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trong thời gian tới cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THCS theo những nội dung cơ bản sau đây:
- Về trình độ chuyên môn: Đào tạo trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ dự nguồn
trong quy hoạch, đội ngũ CBQL trường THCS trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển. Bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ hằng năm để đội ngũ CBQL các trường THCS trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển. Bồi dưỡng, thường xuyên định kỳ hằng năm để đội ngũ CBQL nắm bắt được nội dung chương trình mới, phục vụ cho việc quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả.
- Về lý luận chính trị: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển GDĐT, phát triển bậc học, cấp học.
- Về nghiệp vụ quản lý: Đào tạo trình độ cử nhân quản lý cho đội ngũ cán bộ dự
nguồn trong quy hoạch, đội ngũ CBQL trường THCS trẻ, có năng lực, có triển vọng phát triển.
- Về kỹ năng quản lý: Cần bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng quản lý như:
Kỹ năng nhận thức, là khả năng nắm bắt được, khả năng tư duy về những sự việc trong quản lý; khả năng nhận thấy vấn đề cần giải quyết trong công việc; khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, phán đoán và dự báo để nâng cao nhận thức giải quyết vấn đề.
Kỹ năng kỹ thuật, là những kỹ năng thể hiện các chức năng quản lý như kỹ năng dự báo, quy hoạch; kỹ năng tổ chức, sắp xếp phân công nhiệm vụ; kỹ năng kiểm tra, đánh giá; kỹ năng xử lý thông tin trong quản lý.
Kỹ năng nhân sự, là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển, hợp tác, động viên, khuyến khích và thuyết phục, kỹ năng hòa nhập cùng làm việc với mọi người.
Về tin học và ngoại ngữ: Đội ngũ CBQL trường THCS cần được quan tâm đào
tạo về tin học và ngoại ngữ để ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào trong quản lý trường học.
Đối với CBQL trường THCS cần kết hợp các phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại cán bộ. Mở rộng đào tạo trong tỉnh, kết hợp đào tạo tại các trường với việc tự rèn luyện qua thực tiễn công tác (tự đào tạo).
Đào tạo chính quy, đào tạo trình độ cử nhân cho CBQL trường THCS còn trẻ,
cán bộ dự nguồn trong quy hoạch có năng lực và triển vọng phát triển.
Đào tạo tại chức, cử các CBQL trường THCS trẻ tham gia các lớp học ở tỉnh
như lớp cao cấp lý luận chính trị, cử nhân quản lý,…để họ vừa học nâng cao trình độ vừa kết hợp công tác.
Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các hình thức: Học tập trung tại các trường Đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, tổ chức các lớp ngắn hạn, hội thảo, tập huấn tại tỉnh Nghệ An.
Đào tạo từ xa, tự nghiên cứu tài liệu, tự học qua mạng internet để cập nhật
những kiến thức, tri thức mới về quản lý giáo dục.
Tổ chức các đợt tham quan, thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm điển hình về công tác quản lý tại các trường THCS trong thị xã, trong và ngoài tỉnh.