Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 81)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lý

Đánh giá CBQL là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng là đã hình thành được những quan điểm rõ ràng, nhất quán và phương pháp sáng tạo, cụ thể trong đánh giá cán bộ.

Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo ra động lực để cán bộ, đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí, tài năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác sẽ dẫn đến việc sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy, đánh giá cán bộ phải được xem xét và thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa học.

Quan điểm của Đảng ta về công tác đánh giá cán bộ, được thể hiện rõ ràng, nhất quán trong Nghị quyết Trung ương III, khóa VIII: "Có phương pháp và quan điểm đánh giá, sử dụng cán bộ một cách khách quan khoa học, công tâm, xử lý tốt mối quan hệ giữa đức và tài, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, giai cấp và dân tộc, tiêu chuẩn và cơ cấu năng lực thực tế và bằng cấp cán bộ đương chức và cán bộ về hưu phù hợp với yêu cầu của mỗi loại cán bộ. Hết sức coi trọng việc đoàn kết, tập hợp rộng rãi cán bộ, giáo dục lý tưởng, bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng, rèn luyện thử thách, tuyển lựa cán bộ từ các hoạt động thực tiễn "[23].

Trong thực tế hiện nay, công tác đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá CBQL giáo dục nói riêng ở nhiều cấp, nhiều nơi có lúc còn chủ quan, cảm tính, cục bộ, thiếu dân chủ làm cho một số cán bộ có đức, có tài không được sử dụng, bị bỏ quên, trong khi đó không ít kẻ cơ hội, ít tài, kém đức lại được trọng dụng, gây mất đoàn kết nội bộ, hạn chế hoặc gây tổn hại cho nhiệm vụ chính trị.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Để đánh giá chính xác cán bộ, cần lượng hóa tiêu chuẩn CBQL nói chung và CBQL giáo dục nói riêng. Đối với CBQL ở trường THCS, tác giả đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn trong nội dung đánh giá cán bộ như sau:

a) Về phẩm chất chính trị

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định của ngành.

- Phải trung thực trong báo, trong thi cử và trong đánh giá xếp loại và giáo dục cán bộ giáo viên, học sinh tính trung thực, khiêm tốn, thật thà.

b) Về năng lực quản lý

Cán bộ có năng lực phải biết vận dụng đúng đắn đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Quyết đoán trong công việc, chủ động sáng tạo thực hiện nhiệm vụ của ngành GDĐT, của nhà trường và của các tổ chức có hiệu quả.

Nắm bắt, dự báo tình hình, định ra chương trình kế hoạch công tác cho phù hợp với nhà trường trên cơ sở kế hoạch năm học của ngành đề ra.

Xây dựng, tổ chức bộ máy của nhà trường, tổ chức điều hành bộ máy và kiểm tra quá trình thực hiện. Xây dựng nội bộ đoàn kết, biết tổ chức và sử dụng các thành viên trong hội đồng giáo dục làm việc có hiệu quả.

c) Về kiến thức, trình độ chuyên môn

Đạt trình độ chuyên môn Đại học Sư phạm trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước.

Có sáng kiến đề xuất về lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhiệm vụ được giao.

d) Về hiệu quả công tác

Đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Với các quan điểm và yêu cầu trên, theo tác giả đánh giá CBQL trường THCS cần tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1. Sau mỗi học kỳ, năm học, khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ tự kiểm điểm tại chi bộ và tập thể lãnh đạo nhà trường, từ đó đề ra hướng khắc phục trong thời gian tới.

Bước 2. Lãnh đạo nhà trường tổ chức cho đảng viên, cán bộ, giáo viên, tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp và ghi phiếu nhận xét, phiếu tín nhiệm CBQL.

Bước 3. Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và tổ chức đảngnơi cư trú. nơi cư trú.

Bước 4. Tập thể, lãnh đạo nhà trường nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ; báo cáo Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ.

Bước 5. Phân loại cán bộ theo các mức:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ;

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 6. Trao đổi công khai, khách quan, dân chủ với người được đánh giá. Bước 7. Lưu giữ hồ sơ CBQL tại nhà trường và tại Phòng Nội vụ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của thị xã.

Khi đánh giá CBQL cần chú ý:

Đánh giá cán bộ phải toàn diện trên quan điểm phát triển, lịch sử, cụ thể.

- Tránh đánh giá phiến diện, chủ quan, cảm tính, chỉ nhìn thấy mặt yếu của người khác mà không nhìn thấy ưu điểm của họ;

- Tránh chủ nghĩa duy tình, bè phái. Không nên máy móc, rập khuôn khi đánh giá CBQL; phải khách quan đánh giá và dựa trên nguyên tắc: dân chủ, thiết thực, chuyên môn.

Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng để phát triển đội ngũ CBQL, vì vậy công tác đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải biết kết hợp đánh giá đột xuất theo các yêu cầu cụ thể. Sau khi đánh giá cán bộ nhất thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả cao và chưa đạt hiệu quả trong công tác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w