Mô hình quản trị hàng dự trữ Just-In-Time của Toyota

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần cơ điện lành Hoàng Đạt (Trang 27)

Giới thiệu chung về Toyota: Toyota (tên đầy đủ Toyota Motor

Corporation) là một công ty nổi tiếng thế giới về sản xuất ô tô của Nhật Bản, đƣợc sáng lập vào năm 1937 bởi Kiichiro Toyoda. Toyota có trụ sở chính đặt ở Toyota, Aichi và Bunkyo Tokyo, Nhật Bản.Theo ƣớc tính, tổng thu nhập hàng năm của tập đoàn đạt 212,39 tỷ USD.

Mô hình JIT của Toyota: Để tìm hiểu JIT trong hệ thống sản xuất Toyota, trƣớc hết cần phân biệt đƣợc hai khái niệm sản xuất truyền thống là tinh xảo (craft) và đại trà (mass). Sản xuất tinh xảo thƣờng sử dụng các công nhân cực kỳ lành nghề cùng với những công cụ đơn giản nhƣng linh hoạt để tạo ra từng sản phẩm theo ý khách hàng. Chất lƣợng của hình thức sản xuất này cao, tuy nhiên giá thành dẫn tới giá bán rất cao là yếu tố làm thu hẹp thị trƣờng. Cũng vì thế mà sản xuất đại trà đã ra đời, sản xuất đại trà sử dụng công nhân có tay nghề bậc trung vận hành các máy công nghiệp đơn năng, tạo ra các sản phẩm đƣợc tiêu chuẩn hoá với số lƣợng rất lớn. Kết quả là giá thành kéo theo giá bán giảm. Tuy nhiên tác phong công nghiệp làm cho công nhân nhàm chán và mất động lực làmviệc.

Toyota Motor đã kết hợp 2 phƣơng thức sản xuất tinh xảo và đại trà, cho ra đời một phƣơng thức sản xuất mới với đội ngũ công nhân có tay nghề cao đƣợc trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản xuất với

www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 28

nhiều mức công suất. Phƣơng thức này đƣợc đánh giá là sử dụng ít nhân lực hơn, ít diện tích hơn, tạo ra ít phế phẩm hơn, và sản xuất đƣợc nhiều loại sản phẩmhơn hình thức sản xuất đại trà.

Nền tảng của hệ thống sản xuất Toyota dựa trên khả năng duy trì liên tục dòng sản phẩm trong các nhà máy nhằm thích ứng linh hoạt với các thay đổi của thị trƣờng, chính là khái niệm JIT sau này. Dƣ thừa tồn kho và lao động đƣợc hạn chế tối đa, qua đó tăng năng suất và giảm chi phí.Với Toyota Motor công nhân của quy trình sau sẽ tự động lấy các linh kiện cần thiết với số lƣợng cần thiết tại từng quy trình trƣớc đó. Và nhƣ vậy, những gì mà công nhân quy trình trƣớc phải làm là sản xuất cho đủ số linh kiện đã đƣợc lấy đi. Toyota sử dụng hệ thống thông tin Kanban nhằm kiểm soát số lƣợng linh kiện hay sản phẩm trong từng quy trình sản xuất. Mỗi kanban đƣợc gắn với mỗi hộp linh kiện qua từng công đoạn lắp ráp, mỗi công nhân của công đoạn này nhận linh kiện từ công đoạn trƣớc đó phải để lại 1 kanban đánh dấu việc chuyển giao số lƣợng linh kiện cụ thể, một kanban tƣơng tự sẽ đƣợc gửi ngƣợc lại vừa để lƣu bản ghi công việc hoàn tất, vừa để yêu cầu linh kiện mới. Kanban qua đó đã kết hợp luồng đi của linh kiện với cấu thành của dây truyền lắp ráp, giảm thiểu độ dài quy trình.

Với mô hình quản trị hàng dự trữ JIT nhƣ trên thì Toyota đã gặt hái đƣợc nhiều thành công, vừa đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, vừa tối thiểu hóa tổng chi phí dự trữ, đem lại lợi nhuận cao và ổn định.

www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 29

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần cơ điện lành Hoàng Đạt (Trang 27)