Các thể ký được chú ý trong văn học Việt Nam đương đạ

Một phần của tài liệu Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan (Trang 65)

8. Ký hành: một dạng thức của nhật ký hành trình hay du ký của văn học Nhật Bản , thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết

3.1.1. Các thể ký được chú ý trong văn học Việt Nam đương đạ

Ký của Lý Lan được viết dưới khá nhiều hình thức thể, có thể xem đây như là các tiểu loại trong ký của bà: Tạp văn, tản văn, tuỳ bút, bút ký pha hồi ký... Ranh giới giữa các tiểu loại ký này, trên phương diện lý thuyết đã rất tương đối, trong ký Lý Lan lại càng rất tương đối.

Trước hết cần nói đến tạp văn và tản văn. Từ 1986 đến nay, trong văn xuôi tự sự Việt Nam, tạp văn và tản văn dường như “lên ngôi”, thu hút đông đảo đội ngũ sáng tác và công chúng yêu văn học. Nhiều tác phẩm xuất hiện

rất đáng được chú ý. Tiêu biểu như: Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu (Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam), Nghiêng tai dưới gió của nữ sĩ Lê Giang; Tạp bút của Mạc Can, Mùi của ngày xưa (nhiều tác giả),

Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối của Tạ Duy Anh, Ngày mai của những ngày mai của Nguyễn Ngọc Tư, Phố của làng,

Gánh đàn bà của Dạ Ngân, Bằng đôi chân trần của Nguyên Ngọc... Ngoài ra còn có tạp văn Dương Ngọc Dũng, Hoàng Thoại Châu, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Linh, Lê Thiết Cương, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Trung Quân, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Nhật Ánh, v.v... Có thể thấy rằng, so với các thể loại khác, tạp văn là thể loại khá “dễ tính”, thu hút đội ngũ sáng tác tương đối phong phú, đa dạng.

Tuy rất nhiều người viết tạp văn nhưng không phải ai cũng có thể ghi dấu ấn cá nhân trên thể loại bởi viết những chuyện nhỏ bé kiểu “trà dư tửu hậu” - tưởng như dễ nhưng thực chất lại rất khó. Cái khó chính là phải làm sao để tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả. Nói chuyện nhỏ mà vấn đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạm đến đáy những tấm lòng trong thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì. Chính vì vậy, hiện nay, tạp văn chưa xây dựng được đội ngũ sáng tác đặc thù của mình như ở các thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn. Hầu như những tác giả tạp văn tiêu biểu đều là những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang...

Một phần của tài liệu Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w