Cơ sở hiện thực của văn hoá Sài Gòn Nam Bộ trong ký Lý Lan 1 Vùng văn hoá Nam Bộ

Một phần của tài liệu Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan (Trang 36)

8. Ký hành: một dạng thức của nhật ký hành trình hay du ký của văn học Nhật Bản , thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết

2.1. Cơ sở hiện thực của văn hoá Sài Gòn Nam Bộ trong ký Lý Lan 1 Vùng văn hoá Nam Bộ

2.1.1. Vùng văn hoá Nam Bộ

Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Nam Bộ là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ). Hơn 300 năm về trước, năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng theo chỉ dụ của Chúa Nguyễn vào Nam kinh lược Lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn”, chính thức thành lập chính quyền cai trị và xác lập chủ quyền trên mảnh đất này. Và cũng kể từ đó lưu dân đến đây khai khẩn ngày càng đông đúc, các phố thị , dinh thự, kho

tàng,..mọc ngày càng nhiều, Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh, cư ngụ, thương mại khá quan trọng ngay từ buổi đầu lập quyền cai trị chính qui. Sang đến các thế kỷ XIX, XX, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) đựơc xem là “Hòn Ngọc Viễn Đông với dáng dấp của đô thị hiện đại, sầm uất, năng động, kinh tế phát triển nhanh và mạnh, là điểm đến của nhiều du khách trên thế giới. Văn hoá Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh là kết tinh thành quả sáng tạo không mệt mỏi, không tiếc máu xương của bao thế hệ lưu dân khẩn hoang kể từ khi đặt chân mở cõi trên mảnh đất này từ hơn 300 năm qua, biến thành vùng đất hoang ngày nào nay thành giàu có, trù phú và là một trung tâm kinh tế- văn hoá - giáo dục của cả nước. Mảnh đất lành này là nơi có sự gặp gỡ trọn vẹn và diễn ra sự giao thoa văn hoá của 4 cộng đồng dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khơ-me tiêu biểu cho cả Nam bộ, trong đó người Việt là chủ thể chính.

Vùng văn hoá Nam Bộ bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Theo Lý Tiểu Hùng, có thể chia thành ba tiểu vùng văn hoá: Tiểu vùng Đông Nam Bộ, tiểu vùng Tây Nam Bộ, và tiểu vùng Sài Gòn. Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đa tộc người, văn hoá Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của người Chăm, người Khmer, người Hoa vào văn hoá Việt trong vùng. Chỉ ở Nam Bộ yếu tố sông nước mới nổi lên thành một đặc trưng chủ đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng như các thành tố văn hoá của các cộng đồng cư dân...

Một phần của tài liệu Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w