8. Ký hành: một dạng thức của nhật ký hành trình hay du ký của văn học Nhật Bản , thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết
2.2. Văn hoá đô thị Sài Gòn – Nam Bộ trong ký Lý Lan 1 Văn hóa đô thị được nhìn từ mặt sáng, tích cực
2.2.1. Văn hóa đô thị được nhìn từ mặt sáng, tích cực
Gắn bó với Sài Gòn – Chợ Lớn ngay từ nhỏ, từng mơ ước về nó (trong Có một con suối, ở Đốt đèn đi chơi),... Lý Lan viết về Sài Gòn – Chợ Lớn bằng những gì gần gũi, dung dị và thân thương nhất. Đấy là Sài Gòn với những chợ, những trung tâm, những con hẻm, con đường, những ngã ba,
ngã tư...; Sài Gòn với những món ăn, “thú rong chơi”; Sài Gòn của hôm qua, và hôm nay (hiện tại); Sài Gòn với văn hoá sinh hoạt, ứng xử của con người Nam Bộ, người Hoa và người nhập cư từ nhiều nơi. Đấy Sài Gòn với những gánh hàng rong, những chuyến xe xích lô trên từng nẻo đường phố thị cho đến thói quen ăn mặc, mua sắm, đi lại... của dân Sài Gòn. Lý Lan đã đưa ra trước mắt người đọc một bức tranh thành thị Sài Gòn với đủ các gam màu sáng, tối, tích cực, tiêu cực, vừa đậm tính hiện thực, vừa trữ tình, lãng mạn.
Sài Gòn hiện lên trong ký Lý Lan với những ngôi chùa độc đáo, những con phố chằng chịt đầy âm thanh, những con hẻm nhỏ, những quán bán hành tỏi, rau cải, những cái chợ, những hàng hủ tiếu, quán cháo Tiều... không phải ai cũng biết. Ăn cháo Tiều là một nét văn hóa ăn uống rất đặc trưng của người Tiều: “cháo trắng, nấu vừa chín, hột gạo còn nguyên, chỉ hơi mềm hơn hột cơm một chút, nước xâm xấp. Kèm theo món cháo kinh niên trong nhà cũng thường có những món mặn kinh niên như củ cải muối, đậu muối, hột vịt muối , thịt muối, cá muối”. Và dư vị của món cháo Tiều, như Lý Lan nói “phải mất hơn ba mươi năm mới thấm thía được cái ngon của một chén cháo ăn với củ cải muối vào buổi sáng tinh mơ” nên không thể “trong vài dòng trên giấy mà truyền đạt hết được hương vị đậm đà ấy”(Ăn cháo Tiều).. Lý Lan còn cho biết: Củ cải muối phải là củ cải muối nguyên củ của một ông già Tiều quảy từ Sóc Trăng lên bán, cá muối cũng là cá muối nguyên con của một bà già Tiều đem từ Rạch Giá lên. Riêng món đậu muối là đồ nhập cảng, ngày trước có lẽ nhập qua Hồng Kông hay từ Đài Loan, bây giờ thì mua từ Trung Quốc.
Từ chỗ món cháo tại nhà, Lý Lan dẫn người đọc đi thăm thú một buổi sáng tại Sài Gòn, đặc biệt là vùng Chợ Lớn. Lý Lan dẫn người đọc đến một sinh hoạt mà ít người được nghe nói đến, đó là những quán điểm tâm của người Hoa. Hình ảnh những người Hoa vùa ăn sáng vừa rủ nhau lên sân khấu để hát có lẽ là một hình ảnh hiếm có... Lý Lan cũng cho chúng ta biết: Ngày xưa ở mỗi ngã tư đường Chợ Lớn đều có một tiệm nước, được coi như
một trạm thông tin liên lạc hàng ngày của giới làm ăn. Dân làm ăn ở Chợ Lớn,và Sài Gòn nói chung, ít ăn sáng ở nhà, nên tiệm nước, quán “điểm tâm” phát đạt như một loại câu lạc bộ, một điểm hẹn tri âm...
Lý Lan rất thích đem những hình ảnh sống động của cuộc sống vào văn chương. Bằng trực giác của một người nữ, bà lặng lẽ quan sát những gánh hàng rong đang ngày ngày sinh hoạt mà bà gọi chung là những Gánh hàng rong, là những chiếc xe đạp chở hoa và rau trên các ngã đường Hà Nội, những chiếc xe đẩy tay chở trái cây và thực phẩm chế biến trên các ngã đường thành phố Hồ Chí Minh, những gánh hàng tạp hóa, hàng thủ công nghệ trên những nẻo đường quê... Dân bán hàng chèo những chiếc xuồng con vô tận hang động Tam Cốc để bán cho du khách chai nước khoáng và xấp khăn giấy; họ neo chiếc ghe con nơi ngã năm ngã bảy của hệ thống sông Cửu Long để bán ly cà phê hay tô hủ tíu cho khách thương hồ. Họ leo lên tuốt trên đỉnh núi Sam, núi Ngũ Hành, phục vụ khách hành hương nhang đèn; họ lang thang bên bờ biển đông để chào hàng những nhánh san hô, vỏ ốc; họ chen lấn ở các bến xe, bến phà đưa tận tay hành khách tờ báo, chai dầu gió; họ len lỏi vô sâu những con hẻm ngoằn ngoèo với gánh chè thưng bốc khói hay tấm vé số xổ chiều nay. Họ tiếp thị bằng tiếng rao lanh lảnh hay giọng khàn khàn, bằng tiếng gõ cốc cốc đặc trưng của mì gõ, hay tiếng nhạc ông ổng của kẹo kéo, tiếng ồ ồ của chiếc loa cũ chạy điện bình, hay tiếng nói lặng lẽ của làn hương tỏa ra từ món cháo khuya. Họ rong ruổi khắp nơi từ khuya đến sáng, sáng đến chiều, từ chiều tối đến nửa đêm.
Lý Lan đề cập đến những người lao động ở Chợ Lớn với tình cảm trân trọng và thấy được vai trò của những người bán hàng rong, người đạp xe xích lô, những người lao động làm thuê ở nông thôn lên thành phố. Họ lầm lụi, nhẫn nại làm việc, tằn tiện, tích cóp từng đồng lo cho con mình ăn học (người đạp xích lô “đón khách từ 5h sáng đến 12 giờ khuya, vừa chở khách vừa tính toán tiền sách vở, đồng phục cho hai đứa con ở trung học, tìm trường cho đứa lớn vào đại học”; “Như người mẹ gặp khi mưa dột, ngồi
thu lu cầm cái nón lá che gánh hàng, tự động viên mình rằng ở quê nhà con cái cũng đang co ro trong gian nhà trống. Mùa đông mặc áo rách đến trường, ăn khoai trừ bữa, chờ mẹ đưa về cuốn tập, cây viết”. Từ sự cảm thông thấy được sức mạnh lớn lao ở những người dân lao động, Lý Lan khẳng định mạnh mẽ: “Đất nước này, thành phố này, tiến vào thiên niên kỷ bằng cái gì ? Tôi không thích hình ảnh hư ảo “trên lưng rồng” hay đôi cánh gì đó? Trên đôi cánh máy bay Boing mua chiụ ư ? Hay trên bốn bánh xe hơi nhập cảng? Không! Hôm nay đi trên những nẻo đường sôi động cuộc sống náo nhiệt, tôi tin chắc chắn là thành phố này đang tiến đến tương lai trên những đôi chân người” [46].
Lý Lan nhận thấy Sài Gòn là “thành phố luôn có những điều bất ngờ” [46, 115]: những cánh chim bay bất ngờ qua bầu trời thành phố, những hàng cây bất ngờ trút lá để lộ ra cả một khoảng trời mênh mông, những tán điệp vàng bất ngờ trổ đầy hoa như những tán lọng vàng rực rỡ... Giữa Sài Gòn vẫn có thể nghe “tiếng ếch nhái nhớ đồng vang lên từ bụi cỏ gốc cây nào đó” (Đêm Sài Gòn nghe ếch nhái kêu)...
Viết về Sài Gòn, Lý Lan không đi vào những di tích, thắng cảnh, tụ điểm giải trí, mua sắm nổi tiếng. Bà tập trung nhiều vào những cảnh sinh hoạt bình dị của dân lao động: “Có cảnh người đàn ông quá tuổi tri thiên mệnh thức dậy trên chiếc lô của mình, trầm ngâm nhìn chiếc là rơi bên đường, nhớ vợ con ở quê nhà hay thương anh em đồng nghiệp còn say ngủ cạnh bên? Có tiếng nước sôi réo trong ấm, mùi café tỏa ra thơm lừng, chị chủ quán còn bận bịu chải tóc, môi mim mím ngậm chiếc kẹp, đôi mắt còn phảng phất bóng dáng giấc mơ đêm qua. Có mấy đứa trẻ lượm bịch bán vé số bù đầu trong canh bạc với anh thợ sửa vá xe ở ngã tư, có lẽ thâu đêm rồi. Không xa đó lắm đôi nam nữ bụi đời âu yếm nhau trên lề đường dưới tấm mền rách” (Sài Gòn về sáng); hoặc cảnh một quán ăn bình dân là lạ: “không sang trọng kiểu “nhà hàng máy lạnh”, không bình dân đến mức mất vệ sinh, chỗ nấu nướng pha chế thực phẩm bày ngay tại cửa, sàn nhà lát gạch bông
nhưng khăn trải bàn lem nhem vết xì dầu, chủ quán và bồi bàn đều có phong cách thân mật thoải mái như người trong gia đình. Mời bạn lên lầu, trên ấy vào sáng chủ nhật có sinh hoạt của câu lạc bộ ca kịch tiếng Quảng. Ban nhạc ngồi cuối phòng trên một cái bục thấp không thể gọi là sân khấu, có cả nhạc cụ dân tộc cổ truyền và nhạc cụ Tây Phương hiện đại. Phòng đủ rộng để bày năm bảy cái bàn tròn mười hai người, trên bày đủ xì dầu, tương ớt, đũa muỗng, khăn giấy và tăm. Thực khách có thể bước lên “sân khấu” hát vài bài nếu cao hứng”(Sài Gòn về sáng).
Hình ảnh người dân đô thị Sài Gòn hiện lên với một dáng vẻ riêng khó lẫn. Người Sài Gòn trong ký của Lý Lan là “người Chợ Lớn”, những con người quanh năm “lo làm ăn”, ngay cả tên tuổi cũng gắn liền với cái nghề mưu sinh: ““Páo lũ” là ông làm bánh bao cuối xóm, “Dín phò” là bà bán thuốc lá đầu hẻm, còn lại là A Súc làm cửa sắt, A Bac làm dù, A Muỗi làm nhà hàng, A Có chạy xe ba bánh”[46, 243], thậm chí họ là những “người dưng” không tên không tuổi: thằng bé bán ổi, cô bé bán vé số, ông già bán dao phay, mấy chị bán rau, hay anh chàng bán tỏi ớt xay... Tất cả họ hợp thành tầng lớp đông đảo ở đô thị Sài Gòn: Tầng lớp tiểu thương. Lớn lên trong xóm lao động nghèo của dân Chợ Lớn, Lý Lan có dịp quan sát hằng ngày để gần gũi, thấu hiểu phương thức làm ăn cũng như tâm tư tình cảm của dân buôn bán ở đây. Cuộc sống và văn hóa sinh hoạt, văn hóa học tập, văn hóa lao động, văn hóa ẩm thực của tầng lớp tiểu thương trở thành nội dung quan trọng trong ký của Lý Lan.
Sau tám năm sống với bà ngoại ở miền miệt vườn Lái Thiêu lặng lẽ, Lý Lan lên Sài Gòn sống với cha, vốn là một tiểu thương ở Chợ Lớn. Lớn lên trong một xóm lao động nghèo của những người buôn bán nhỏ, trải qua một tuổi thơ khốn khó và thiệt thòi, Lý Lan thấu hiểu sự nghèo khổ, thiếu thốn, nhục nhằn vì miếng cơm manh áo của họ. Hầu hết họ đều không phải là dân gốc ở Sài Gòn mà là dân “tứ chiếng” bị cái nghèo đói và bom đạn xô dạt về đây, tùy hoàn cảnh từng nhà mà khốn khổ theo một cách riêng. Những bà
Bảy, anh Minh, chị Ột, chị Lài... Tất cả họ đều trở thành một phần trong tuổi thơ côi cút của Lý Lan, để rồi khi đã trở thành một nhà văn, Lý Lan đã đưa họ vào tác phẩm của mình đầy thương cảm.
Trong tất cả những cảnh đời của cái xóm nghèo trong hẻm mà Lý Lan tái hiện có hoàn cảnh riêng của bản thân mình: “Ngày xưa cha mẹ tôi từ giã làng quê bom đạn, lưu lạc đến đây nhập vào xóm dân tản cư , ngụ trong một căn nhà lá đúng nghĩa đen. Tôi còn nhớ nền nhà bằng đất ẩm, mùa ba tôi bán nhãn thì cây nhãn con mọc lụp xụp bên vách. hết mùa nhãn ba bán mía hấp, những gốc mía già nẩy tược mới, mọc thành bụi nhỏ. Bán sầu riêng có tiền ba tôi tự tráng nền nhà một lớp xi măng mà pha cát nhiều hơn xi măng nên về sau cứ quét nhà là ra cát, và chẳng bao lâu nền nhà lại lỗ chỗ như sau cơn bệnh đậu mùa. Mẹ tôi mất sớm, cha con tôi cứ đắp đổi vá víu như vậy mà qua ngày. Kể ra hai mươi năm trời cũng có vài tiến bộ, nhà lá thành nhà tôn, ba tôi đã tự một mình cơi lên cái gác. Và cũng chỉ một mình ông bán hàng rong nuôi ba người con gái chỉ ăn rồi học” (Người trong hẻm). Từ đây, trong hồi ức của Lý Lan, hình ảnh người cha rưng rưng và lung linh trong từng trang viết. Xuất phát từ hình ảnh người cha vất vả “với đôi chân trần lặn lội khắp nẻo đường thành phố bán hàng rong, cần cù tiện tặn nuôi 3 người con ăn học” (Quang gánh đường xa), dễ hiểu vì sao trong tạp văn của mình, Lý Lan dành nhiều sự quan tâm cho những người bán hàng rong. Có hai tạp văn Lý Lan dành riêng cho họ: Gánh hàng rong và Quang gánh đường xa, đều đặc sắc. Trong sự miêu tả của Lý Lan, tầng lớp những người bán hàng rong quả là một đội quân hùng hậu với “những chiếc xe đạp chở hoa và rau trên các ngã đường Hà Nội, những chiếc xe đẩy tay chở trái cây và thực phẩm chế biến trên các ngã đường thành phố Hồ Chí Minh, những gánh hàng tạp hóa, hàng thủ công nghệ trên những nẻo đường quê. Họ chèo những chiếc xuồng con vô tận hang động Tam Cốc để bán cho du khách chai nước khoáng và xấp khăn giấy; họ neo chiếc ghe con nơi ngã năm ngã bảy của hệ thống sông Cửu Long để bán ly cà phê hay tô hủ tíu cho khách thương hồ.
Họ leo lên tuốt trên đỉnh núi Sam, núi Ngũ Hành, phục vụ khác hành hương nhang đèn; họ lang thang bên bờ biển đông để chào hàng những nhánh san hô, vỏ ốc; họ chen lấn ở các bến xe, bến phà đưa tận tay hành khách tờ báo, chai dầu gió; họ len lỏi vô sâu những con hẻm ngoằn ngoèo với gánh chè thưng bốc khói hay tấm vé số xổ chiều nay. Họ tiếp thị bằng tiếng rao lanh lảnh hay giọng khàn khàn, bằng tiếng gõ cốc cốc đặc trưng của mì gõ, hay tiếng nhạc ông ổng của kẹo kéo, tiếng ồ ồ của chiếc loa cũ chạy điện bình (accu), hay tiếng nói lặng lẽ của làn hương tỏa ra từ món cháo khuya. Họ rong ruổi khắp nơi từ khuya đến sáng, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều tối đến nửa đêm” (Gánh hàng rong). Trong con mắt thông thường của chúng ta (và của cả chính quyền), những gánh hàng rong ấy có lẽ chỉ là “hình ảnh của một nền kinh tế lẻ mẻ, lạc hậu”, nó làm cho thành phố “bừa bộn, tạp nhạp, nhộn nhạo”[46, 98], làm nhếch nhác phố phường và khiến cho người ta ngượng ngùng. Gần đây, trong rất nhiều lễ, hội, sự kiện quan trọng của đất nước và các thành phố, người ta thậm chí còn đưa ra những chỉ thị cấm bán hàng rong, nhiều tuyến phố cắm biển cấm bán hàng rong... Thế mà, trong tạp văn của mình, Lý Lan công khai bày tỏ thái độ cảm thông, bênh vực, ủng hộ, bảo vệ... thậm chí đưa ra những lý lẽ nói lên sự hữu ích, cần thiết đối với xã hội của những gánh hàng rong. Theo những lập luận của Lý Lan thì: “Thứ nhất, người dân tự giải quyết công ăn việc làm,... Thứ hai, người bình dân dễ sống... Thứ ba, xã hội được cải cách...” (Gánh hàng rong). Lý Lan bảo vệ họ với tất cả niềm tin, sự thấu hiểu và trân trọng: “Một người bán hàng rong thức khuya dậy sớm, gồng gánh hoặc đẩy cái xe nặng ít nhất nửa tạ, đi bộ tổng cộng vài chục cây số mỗi ngày, nhẫn nại kiếm lời năm bảy trăm đồng trong từng bó rau từng cái bánh, người ấy nếu không truyền được cho con cái chí vươn lên, kiến thức thu nhặt dọc đường, thì cũng nêu được cho con một tấm gương sống về lao động siêng năng kiên trì” hay “Con đường buôn gánh bán bưng không phải là con đường thênh thang, nhưng đó là con đường mở dẫn đến những con
đường khác. Trong văn chương ngày xưa có một người vợ quảy gánh hàng hoa đi bán rong nuôi anh chồng tri thức mưu đại sự. Trong cuộc đời ngày nay, nhất là mươi năm trước, có vô số những người vợ tần tảo chợ sớm chợ trưa nuôi con, để ông chồng chuyên tâm làm nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu” (Gánh hàng rong). Trong Quang gánh đường xa, thậm chí, Lý Lan còn khẳng định rằng: “Hôm nay đi trên những nẻo đường sôi động cuộc sống náo nhiệt, tôi tin chắc chắn là thành phố này đang tiến tới tương lai trên những đôi chân... của những người cha và anh đang đạp xoay vòng bánh xe xích lô, đôi chân của những người mẹ và chị đi sau những chiếc xe đẩy tay hay dưới những gánh hàng rong”. Bởi một lý do thật đơn giản, họ chính là người cha, người mẹ của những “điển hình tuổi trẻ”. Chính họ đã lao động khổ cực trên những nẻo đường thành phố, chắt bóp, tằn tiện, để nuôi những thủ khoa đại học, học sinh xuất sắc... bằng đồng tiền mô hôi nước mắt của mình. Lý Lan đã dành cho “tầng lớp kinh doanh dưới đáy” này những tình cảm thật nồng ấm, chân thành. Qua con mắt quan sát và sự miêu tả đầy cảm