Một số nét đặc trưng phổ quát của văn hóa Nam Bộ

Một phần của tài liệu Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan (Trang 37)

8. Ký hành: một dạng thức của nhật ký hành trình hay du ký của văn học Nhật Bản , thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết

2.1.2. Một số nét đặc trưng phổ quát của văn hóa Nam Bộ

Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền

khác… Cho nên, không ở đâu có nhiều từ ngữ để chỉ các loại hình và hoạt động sông nước như ở vùng này: sông, lạch, kinh, rạch, xẻo, ngọn, rọc, tắt, mương, rãnh, ao, hồ, đìa, hào, láng, lung, bưng, biền, đầm, đìa, trấp, vũng, trũng, gành, xáng, vịnh, bàu...; nước lớn, nước ròng, nước đứng, nước nhửng, nước rông, nước rặc, nước lên, nước xuống, nước nhảy, nước chụp, nước rút, nước nổi, nước lụt, nước lềnh, nước cạn, nước xiết, nước xoáy, nước ngược, nước xuôi... Sông nước đã trở thành một yếu tố cấu thành đặc trưng của văn hoá nơi đây. Cũng chính vì thế, ở Nam Bộ có rất nhiều chợ nổi: Chợ nổi Long Xuyên (An Giang), Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), Chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang)... Chợ nổi đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá rất đặc thù của miền Tây sông nước…

Nam Bộ cũng là vùng đất phong phú về tín ngưỡng tôn giáo. Văn học, nghệ thuật cũng vậy. Kho tàng văn học, văn nghệ dân gian thật phong phú với các truyện dân gian, ca dao, dân ca, các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử, các điệu nói vè, nói tuồng, nói thơ, v.v… Nam Bộ cũng là nơi có những thi đàn, thi xã như Tao đàn Chiêu Anh Các, Bình Dương Thi xã, Bạch Mai Thi xã, "Gia Định tam gia" (Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh)... Văn hóa ẩm thực, y phục, đi lại của người Việt Nam Bộ cũng hết sức độc đáo.

Không gian văn hoá Nam Bộ là phần mở rộng của không gian văn hoá Việt Nam trên một vùng đất mới. Chung tay khai phá với người bản địa còn có các tộc người di dân, người Khmer, người Hoa...

Một phần của tài liệu Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan (Trang 37)