Sau Chiến tranh lạnh (199 1 2001)

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 29)

Những mục tiêu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh đều liên quan chặt chẽ đến chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vựcĐông Bắc Á vì tại đây Mỹ có lợi ích kinh tế rất lớn, lại có những đồng minh và đối thủ quan trọng, có những căn cứ quân sự khổng lồ, những điểm nóng dễ dàng bùng nổ thành xung đột và những nước có chế độ chính trị khác với Mỹ. Thực thi tốt về chiến lược an ninh đối ngoại tại khu vực Đông Bắc Á là bảo đảm chắc chắn cho Mỹ đạt được mục tiêu chiến lược toàn cầu của mình. Nội dung chính trong chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Bắc Á sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc được biểu hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì và nâng cấp các liên minh quân sự song

phương, đây là hạt nhân quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực

Các Hiệp ước an ninh song phương mà Mỹ đã ký với các nước đồng minh khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc từ sau Chiến tranh thế giới hai vẫn được duy trì trong suốt Chiến tranh lạnh là nhằm tập hợp lực lượng, ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và CNCS ở khu vực và duy trì vị trí “sen đầm” của Mỹ ở đây. Tuy nhiên, Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, mối đe dọa chính đối với Mỹ và các nước đồng minh biến mất, trong nội bộ Mỹ đã có nhiều ý kiến nhắc tới sự tồn tại không cần thiết của các hiệp ước an ninh song phương này. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã chỉ ra một số mối quan tâm chủ yếu mà theo họ việc duy trì các hiệp ước này là cần thiết. Đó là mối đe dọa từ Trung Quốc đang trỗi dậy, những căng thẳng kéo dài trên bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan, và trong tương lai một nước Triều Tiên thống nhất có thể gây ra những vấn đề khó lường trước được. Họ cho rằng các mối quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ giữa Mỹ và các nước đồng minh khu vực chính là nền tảng để đối phó với những thách thức này.

phương là một trụ cột quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại, an ninh của Mỹ ở Đông Bắc Á sau Chiến tranh lạnh. Khi hoạch định chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh, chính quyền Bush (cha) đã đề ra chính sách an ninh “hình nan quạt” lấy Mỹ làm tâm điểm, các đồng minh là các nan quạt. Đối với khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản và Hàn Quốc chính là những nan quạt đó. Dưới chính quyền B.Cliton, Mỹ vẫn tiếp tục khẳng định cam kết và tăng cường các mối quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù có nhữn bất đồng sâu sắc, thậm chí có lúc căng thẳng về kinh tế với Nhật Bản, song Mỹ vẫn xác định Nhật Bản là trụ cột liên minh quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Bắc Á, là nhân tố chính đảm bảo an ninh châu Á. Đối với Hàn Quốc, Mỹ khẳng định quan hệ an ninh Mỹ - Hàn là nhân tố quan trọng trong việc duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ vẫn còn có trách nhiệm đối với an ninh nước này.

Thứ hai, Mỹ cắt giảm sự hiện diện quân sự ở khu vực nhưng tăng cường lực lượng triển khai nhanh

Trong những năm đầu sau Chiến tranh lạnh, căn cứ vào những đánh giá ban đầu về tình hình thế giới và khu vực, Báo cáo chiến lược Đông Á năm 1990 của chính quyền Bush (cha) vạch ra kế hoạch rút dần quân Mỹ khỏi khu vực với giai đoạn 1 kết thúc vào cuối năm 1992 giảm khoảng 10 - 12% trong tổng số 135.000 quân đóng tại đây [21, tr.40].Trong giai đoạn 10 năm sẽ cắt giảm lực lượng xuống còn khoảng 100.000 quân.

Tuy nhiên, Báo cáo chiến lược Đông Á 1995 lại khẳng định việc duy trì sự hiện diện của quân Mỹ ởmức 100.000 quân. Bản Báo cáo Chiến lược Đông Á 1998 một lần nữa tái khẳng định lại cam kết và cho rằng “quân Mỹ đóng tại châu Á là nhân tố uy hiếp quan trọng”, ngoài ra “còn quyết định môi an ninh, khiến về cơ bản không có khả năng nảy sinh sự thách thức nào” [36]. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen cũng từng khẳng định “sự dính líu quân sự của Mỹ thúc đẩy ổn định khu vực, ngăn chặn sự hiếu chiến và đe dọa hàng ngày ở khu vực” [12, tr.46]. Lực lượng quân đội Mỹ đóng tại khu vực nằm dưới sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, được cơ cấu chủ yếu vào lực lượng hải quân viễn chinh số 3 và lực

lượng không quân số 5 ở Nhật Bản, đội quân số 8 và lược lượng không quân số 7 ở Hàn Quốc, trong đó “các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc là một bộ phận quan trọng trong chiến lược ngăn chặn và phản ứng nhanh của Mỹ tại khu vực” [19]. Các đường lối cơ bản về sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn được giữ nguyên như thời kỳ Chiến tranh lạnh, theo đó, các quốc gia này có nghĩa vụ đóng góp về mặt cơ sở vật chất cho quân Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các chương trình diễn tập giữa lực lượng quân sự với quân đội đồng minh. Việc phối hợp các hoạt động và các cuộc tập trận chung thường được tiến hành hàng năm trên cơ sở Mỹ muốn chia sẻ gánh nặng với các nước đồng minh, liên minh và tạo điều kiện cho hòa nhập khu vực. Ngoài ra, Mỹ cùng tham gia các hoạt động kết hợp huấn luyện, trao đổi chuyên gia quân sự...

Thứ ba, Mỹ chuyển từ cấu kết Mỹ - Trung sang cô lập và kiềm chế Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX khi Liên Xô rơi vào khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và đứng trước nguy cơ tan rã, Mỹ cho rằng mục tiêu chiến lược cao nhất của Mỹ trong Chiến tranh lạnh là làm sụp đổ Liên Xô về cơ bản đã được thực hiện, do đó Trung Quốc không còn là đối tượng cần lợi dụng nữa. Mặt khác, Mỹ cũng có những lý do khách quan để triển khai ý đồ kiềm chế Trung Quốc vì sự vươn lên về sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tác động trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại Đông Bắc Á. Nhưng nếu như trước đây, Mỹ thổi phồng nguy cơ đe dọa từ phía Liên Xô để tập hợp lực lượng ngăn chặn CNCS, khi mà Liên Xô không còn là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ và các nước đồng minh, thì nay Mỹ lại nhắc tới mối đe dọa từ phía Trung Quốc nhằm phân hóa và tập hợp lược lượng có lợi cho Mỹ. Trong nội bộ Mỹ, các thế lực chống Trung Quốc còn đưa ra thuyết “mối đe dọa về Trung Quốc”, một mặt vừa thuyết phục Quốc hội Mỹ có thái độ cứng rắn với Trung Hoa, một mặt cảnh báo các nước trong khu vực về mối đe dọa từ phía Trung Quốc.

Lợi dụng sự kiện Thiên An Môn (6/1989), Mỹ đã thực hiện chính sách cấm vận toàn diện đối với Trung Quốc. Trong quan hệ song phương, Mỹ gây sức ép mạnh với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, thương mại, phổ biến vũ khí hạt

nhân, cảnh báo Trung Quốc chạy đua vũ trang, cắt đứt các cuộc tiếp xúc cấp cao và quan hệ hợp tác quân sự với Trung Hoa đồng thời phối hợp với các nước đồng minh phương Tây và các tổ chức tài chính quốc tế đình chỉ các khoản cho vay và viện trợ cho Trung Quốc. Trong quan hệ đa phương, Mỹ tăng cường và củng cố các liên minh quân sự song phương trong khu vực nhằm thiết lập vanh đai bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ vẫn tích cực dính líu, ủng hộ Đài Loan chống lại hành động đe dọa vũ lực để thống nhất đất nước của Trung Quốc như quyết định bán vũ khí, giúp nâng cấp khả năng quốc phòng, bán máy bay chiến đấu F.16 cho Đài Loan.

Đến thời của Tổng thống B.Clinton chính sách đối với Trung Quốc đã có những điều chỉnh. Mục tiêu mà Mỹ đưa ra trong chính sách với Trung Hoa là khuyến khích sự phát triển kinh tế thị trường và thúc đẩy cải cách chính trị ở Trung Quốc, khuyến khích đa nguyên chính trị, gây sức ép về nhân quyền, bên cạnh đó cũng tăng cường tiếp xúc cấp cao và từng bước lôi kéo Trung Quốc tham gia vào diễn đàn an ninh và hợp tác khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, dưới thời B.Clinton Mỹ đã đề ra chính sách “tiếp xúc” thông qua ba biện pháp: hạn chế, gây ảnh hưởng và điều hòa. Một mặt, tăng cường tiếp xúc ngoại giao của các đoàn cấp cao, mở đường cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ B.Clinton vào năm 1998. Thông qua các cuộc viếng thăm nay, hai nước đã bày tỏ mong muốn và quyết tâm xây dựng “mối quan hệ đối tác chiến lược”, đồng thời đưa ra chính sách “ba không” trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Hành động này của Mỹ đã góp phần làm dịu đi sự căng thẳng Mỹ - Trung xung quanh vấn đề eo biển Đài Loan. Cuối năm 1999, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, cam kết ủng hộ nước này gia nhập WTO…Những động thái trên đều nằm trong chiến lược tiếp cận mềm (soft approach) nhằm lôi kéo Trung Quốc trong quá trình triển khai chính sách của Mỹ đối với khu vực. Tuy nhiên, chính quyền B.Clinton vẫn tiếp tục thi hành chính sách kiềm chế quốc gia này thông qua một loạt sự kiện xảy ra trong quan hệ hai nước ở những năm 1990. Cùng với việc tiếp tục chính sách cấm vận (kéo dài tới năm 1997), Mỹ cũng luôn gây căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, dân tộc và việc Trung Quốc cung cấp vũ khí, kỹ thuật tên lửa cho Iran, Pakistan. Sự kiện Mỹ và NATO phớt lờ LHQ (tức bỏ qua vai trò của Trung Quốc) tấn công Kosovo (3/1999) và vụ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư) cũng làm trầm trọng thêm quan hệ

hai nước. Bên cạnh đó, vấn đề Đài Loan cũng thường xuyên được Mỹ sử dụng như một “con bài” trong mục tiêu kiềm chế và mặc cả lợi ích với Trung Quốc.

Tóm lại, nhìn thấy được tầm quan trọng của khu vực Đông Bắc Á, Mỹ đã có những chính sách đối ngoại cho phù hợp với từng thời kỳ, với những toan tính, mục đích rất rõ ràng. Trước năm 2001, đường lối đối ngoại của Mỹ ở Đông Bắc được chia thành hai thời kỳ với những điểm nổi bật sau:

-Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ thực hiện nhất quán Chiến lược ngăn chặn được đề ra từ những năm 1950. Mặc dù có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh cũng như những biến động chính trị diễn ra ở Đông Bắc Á nhưng mục tiêu tổng thể của Mỹ luôn luôn muốn ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ CNCS. Việc xây dựng cơ chế an ninh phòng thủ (chủ yếu là song phương) với các đồng minh trong khu vực, hành động can dự và dính líu đến cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên cũng như sự điều chỉnh chiến lược với Trung Hoa cũng đều nằm trong mục đích khống chế, ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc và làn sóng Đỏ ở Đông Bắc Á nói riêng và Đông Á nói chung. Đồng thời đây cũng là cách Mỹ thiết lập sự hiện diện quân sự ở khu vực, làm tiền đề cho việc thực hiện chính sách bá quyền của Mỹ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Bắc Á có những thay đổi khi đặt mục tiêu an ninh kinh tế lên hàng đầu nhằm chấn hưng nền kinh tế Mỹ đang bị tụt dốc trong Chiến tranh lạnh. Chính phủ Mỹ đã tỏ ra quan tâm hơn tới khu vực Đông Bắc Á, một khu vực được xem có nền kinh tế phát triển năng động và cũng là nơi tập trung nhiều lợi ích chiến lược của Mỹ. Hoa Kỳ đã đạt được một số kết quả bước đầu trong việc nâng cấp Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn; cải thiện quan hệ với các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là đối với Trung Quốc; củng cố hơn nữa liên minh an ninh với các đồng minh truyền thống khác ở khu vực; tăng cường sự hiện diện của Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự.

Tuy nhiên, lợi ích của Mỹ ở Đông Á trong thời kỳ này cũng phải chịu những thách thức nghiêm trọng do sự nổi lên của Trung Quốc, tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên có nguy cơ bùng phát thành xung đột và sự mất đi ngọn cờ tập hợp lực lượng khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc tạo cớ can thiệp sâu vào công việc khu vực. Đây là những thách thức đặt ra cho vị Tổng

thống kế nhiếm G.Bush trong 8 năm cầm quyền của mình (2001 - 2009).

CHƯƠNG 2.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚIKHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 29)