GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009)

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 34)

2.1. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực ĐôngBắc Á (2001 - 2009) Bắc Á (2001 - 2009)

2.1.1. Tình hình thế giới, khu vực và nước Mỹ đầu thế kỷ XXI- Tình hình thế giới và khu vực - Tình hình thế giới và khu vực

Bước vào thế kỷ XXI, tình hình an ninh - chính trị và kinh tế thế giới, khu vực có nhiều sự biến đổi phức tạp, nhanh chóng và khó lường, điều đó tác động tới sự điều chỉnh chính sách của các quốc gia, đặc biệt là đối với một siêu cường như Mỹ.

Xu thế hòa hoãn và hợp tác tỏ ra chiếm ưu thế trong các quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới cũng theo đó được hình thành với xu hướng “đa cực, đa trung tâm”. Đây cũng là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế hiện nay.Điều dễ dàng nhận ra là, không phải đợi đến đầu thế kỷ XXI mới xuất hiện xu thế này, mà nó đã xuất hiện ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Sự gia tăng về số lượng chủ thể cũng như sự tạo ra xu thế “đa cực” là tất yếu không thể đảo ngược. Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Mỹ đã không ngừng củng cố và nâng cao địa vị quốc tế của mình, bên cạnh đó các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Đức, Pháp…đang vươn lên mạnh mẽ, chi phối quan hệ quốc tế, ít nhất là trong khuôn khổ khu vực.

Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức quốc tế và tổ chức có tính khu vực được tăng cường rõ rệt và từng bước tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu một cách có hiệu quả.Các nước đang phát triển liên hợp lại thông qua các tổ chức có tính khu vực, hình thành một nguồn lực mới trong quan hệ quốc tế, ngày càng trở thành một lực lượng quan trọng trên vũ đài quốc tế.

Trong bối cảnh đó, quan hệ quốc tế đã diễn ra những thay đổi mang tính chất đan xen, phức tạp, tác động nhiều chiều đến quan hệ song phương và đa

phương của các quốc gia, dân tộc. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện đại nên nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới hủy diệt được đẩy lùi, nhưng không vì thế mà mâu thuẫn cơ bản của thời đại đã được giải quyết; các mâu thuẫn vẫn tiếp tục vận động dưới hình thức mới, nội dung mới; xung đột vũtrang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy ra nhiều nơi. Do đó, tất cả các nước lớn nhỏ buộc phải thay đổi chính sách đối ngoại phù hợp theo xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh để cùng tồn tại hòa bình trong bối cảnh quốc tế mới.

Trên bình diện kinh tế, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới phát triển về trình độ lẫn quy mô chưa từng thấy.Kinh tế trở thành yếu tố chi phối, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia, quan hệ quốc tế. Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trí thức, dẫn đến những biến đổi về kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng, lối sống…làm cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Điều đó buộc các quốc gia không chỉ thay đổi về cơ chế quản lý, thay đổi về cơ cấu kinh tế mà còn phải điều chỉnh quan hệ quốc tế theo hướng có lợi cho mình.

Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trong thập niên đầu thế kỷ XXI đã tạo ra những biến đối sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự liên kết trên phạm vi toàn thế giới, làm tăng tính phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau thông qua quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa cũng làm gia tăng vai trò của các thiết chế, tổ chức tài chính, tiền tệ và thương mại quốc tế nhưIMF, WB, WTO…Toàn cầu hóa cũng làm các tập đoàn kinh tế quy mô lớn, siêu quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh kinh tế của từng nước, từng khu vực và trên toàn thế giới.

Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Bắc Á cũng chịu tác động, chi phối của tình hình thế giới. Những chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế toàn cầu cũng làm cho khu vực này có những thay đổi tương ứng. Về chính trị - ngoại giao, nhìn chung mối quan hệ của các nước lớn ở khu vực này đều phát triển trên cơ sở hòa bình, điều hòa lợi ích, đối thoại, hợp tác và kiềm chế xung đột. Về kinh tế, khu vực châu Á - Thái

Bình Dương đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong một thời gian dài và đây là khu vực được coi là phát triển năng động nhất thế giới hiện nay; là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy thần kỳ kinh tế của nhiều nước. Các nhà sản xuất châu Á nắm giữ một phần lớn dây chuyền sản xuất toàn cầu.Các nước châu Á và các thể chế dưới sự điều hành của chính phủ tại đây sở hữu khoảng 2/3 trong số 6 nghìn tỷ USD dữ trữ ngoại hối toàn thế giới. Đông Á thực sự là một trung tâm kinh tế hùng mạnh và đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế thế giới [48].

Là một bộ phận không thể tách rời của châu Á - Thái Bình Dương, Đông Bắc Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và năng động bậc nhất thế giới, với các đầu tàu kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, hai vùng lãnh thổ phụ thuộc khối NIEs và đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Những nhân tố này đã góp phần làm cho triển vọng phát triển kinh tế khu vực Đông Bắc Á ngày càng trở nên sáng lạn trong con mắt của dư luận thế giới. Các nhà kinh tế giới đã nhận xét “thế kỷ XXI là thế kỷ của Đông Bắc Á và châu Á - Thái Bình Dương” [49, tr.105].

Bán đảo Triều Tiên là một trong những điểm nóng có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an ninh của khu vực. Từ giữa thế kỷ XX, bán đảo Triều Tiên luôn là tuyến đầu đối kháng giữa Đông - Tây, nơi đọ sức của các cường quốc Mỹ, Nhật, Trung, Nga nhằm tranh giành ảnh hưởng và vai trò của mình trong khu vực. Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình bán đảo Triều Tiên lại xuất hiện cục diện mới vừa đối thoại, vừa đối kháng. Bên cạnh đó là quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên về vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân, điều đó làm cho tình hình an ninh khu vực luôn trong tình trạng bất ổn.

Sự tăng cường Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và sự phát triển mạnh mẽ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã khiến Nhật Bản từng bước củng cố, phát triển lực lượng quốc phòng của mình một cách toàn diện hơn. Nhật Bản và Mỹ đã đưa Đài Loan vào luật “tình hình xung quanh” của Nhật Bản làm tiêu chí cho Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, cùng với việc tiếp tục bán vũ khí quân sự cho Đài Loan càng làm cho tình hình an ninh ở khu vực Đông Bắc Á những năm đầu thế kỷ XXI trở nên càng bất ổn hơn. Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á dù được ràng buộc bởi các hiệp ước an ninh, song ngày càng vấp phải sự

phản đối mạnh mẽ của dư luận các nước trong khu vực. Đây là nhân tố để Tổng thổng W.Bush có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Bắc Á khi lên nắm quyền.

Những mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia ngày càng gia tăng đặc biệt là về vùng biển và hải đảo, có nguy cơ làm cho các nước trong khu vực đối đầu nhau như: tranh chấp trên biển Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Curin và Sakharin giữa Nhật Bản và LB Nga, tranh chấp quần đảo Dokdo/Tekeshima trên đảo Hoàng Hải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc… càng làm cho tình hình an ninh, chính trị ở Đông Bắc Á trở nên phức tạp.

Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nhìn chung khu vực Đông Bắc Á chưa xảy ra chiến tranh cục bộ lớn giữa các nước, nhưng còn nhiều vấn đề lớn tồn tại trong khu vực như các điểm tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo, dân tộc, tôn giáo, mối hoài nghi, thiếu tin tưởng lẫn nhau do lịch sử để lại. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống trên còn tồn tại xen kẽ những vấn đề an ninh phi truyền thống rất phức tạp. Nội cộm là bốn vấn đề lớn, được xem là “họa tiềm ẩn” về an ninh, sự bất ổn định của khu vực Đông Bắc Á.

➢Một là kết cấu quân sự chính trị thời Chiến tranh lạnh vẫn tồn tại ở Đông Bắc Á như sự chia cắt ở bán đảo Triều Tiên kéo theo sự triển khai quân sự đối kháng trong khu vực, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, vấn đề 4 hòn đảo phía Bắc Nhật Bản, vấn đề Đài Loan thuộc Trung Quốc…nếu không xử lý khéo léo sẽ dẫn tới tình trạng quan hệ quốc tế trong khu vực trở nên căng thẳng, bất ổn định, thậm chí bị cuốn hút vào xung đột quốc tế quy mô lớn.

➢ Hai là tranh chấp lãnh thổ khu vực như đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông, đảo Dokdo/Takeshima ở biển Nhật Bản. Việc phát hiện nhiều tiềm năng dầu mỏ và khí đốt, ngư trường, hội tụ nhiều đường giao thông chiến lược trên biển và nhiều vùng biển chưa được phân định rõ ràng đã làm cho cuộc tranh chấp các đảo, vùng biển diễn ra phức tạp, quyết liệt hơn trước.

➢ Ba là các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh trên biển, ô nhiễm môi trường, thảm họa do thiên tai, bệnh dịch truyền nhiễm, nạn buôn người…đòi hỏi sự hợp tác của toàn

khu vực và quốc tế mới từng bước giải quyết được.

➢Cuối cùng là sự phát triển kinh tế, chính trị, quân sự không đồng đều, không cân đối trong từng nước và giữa các nước trong khu vực có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính, rối loạn chính trị, xã hội hay quan trọng hơn làm phá vỡ thế cân bằng chiến lược hoặc hiện trạng của khu vực.

Như vậy, có thể thấy những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh Đông Bắc Á đã có những thay đổi quan trọng. Trong đó những vấn đề về hạt nhân, tranh chấp, những vấn đề phi truyền thống…trở thành những thách thức, đe dọa an ninh Đông Bắc Á.

Trong bối cảnh đó, nhận thấy tính phức tạp và rộng lớn của các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen tại khu vực khiến Mỹ không thể tự mình giải quyết được. Vì vậy, Mỹ dưới thời Tổng thống G.Bush (con) đã có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại phù hợp để có được sự hợp tác và ủng hộ của các nước nhằm kiểm soát, củng cố vị trí siêu cường ở Đông Bắc Á. Đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc đưa ra những hoạch định về chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực vốn được xem là nhạy cảm bậc nhất vùng châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền G.Bush.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 34)