Lợi ích về an ninh chính trị

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 49)

- Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống G.Bush sau sự kiện 11/9/

2.2.2.Lợi ích về an ninh chính trị

Từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới, Mỹ đã đánh giá rất cao vị trí châu Á - Thái Bình Dương trong việc đảm bảo an ninh cho Mỹ. Sau Chiến tranh thế giới hai, tầm quan trọng của an ninh khu vực được đẩy lên mức cao nhất, thậm chí làm lu mờ các khía cạnh như kinh tế, chính trị, văn hóa…Đây cũng là nét đặc thù trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Trong giai đoạn này, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực Mỹ thiết lập nhiều liên minh chính trị - quân sự nhất: Hiệp ước an ninh với Nhật Bản (8/9/1951), Hàn Quốc (1/10/1953), Australia (1/9/1951), Philippines (30/8/1951), Thái Lan (8/9/1954), ANZUS (1/9/1951), SEATO (8/9/1951)…

Sau khi Liên Xô tan rã, sức mạnh của Nga không đủ uy hiếp khu vực này như trước và do những lý do khách quan lẫn chủ quan Mỹ đã tiến hành rút quân khỏi một số nước như Thái Lan, Philippines, giải tán SEATO…Tuy nhiên ở Đông Bắc Á, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì và nâng cấp các Hiệp ước an ninh song phương cùng với sự hiện diện quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và hai nước này được xem là đồng minh chủ chốt của Mỹ. Quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu vẫn đóng trên lãnh thổ hai nước này, chiếm 85% lực lượng của Mỹ tại khu vực. Nhật Bản và Hàn Quốc với tư cách là nước chủ nhà, đóng góp nhiều nhất cho sự có mặt quân sự của Mỹ tại đây. Riêng Nhật Bản chỉ với 5 tỷ USD, chiếm tới 75% toàn bộ chi phí cho khoảng 47.000 quân Mỹ đóng tại các căn cứ ở nước này [3, tr.11]. Ngoài ra, cả hai nước này cũng tiếp tục hiện đại hóa quân đội nên phải đặt mua một số lượng lớn vũ khí, thiết bị và dịch vụ quân sự của Mỹ để tăng cường khả năng quốc phòng.Đây là một món lợi nhuận không

nhỏ đối với các ngành công nghiệp quân sự của Mỹ.

Trong khi đó, mối lo ngại về sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng cũng như thế giới nói chung cũng xuất phát từ khu vực. Trung Quốc với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng cùng Nhật Bản, một cường quốc kinh tế đang tìm vai trò “cường quốc bình thường” chắc chắn sẽ là những đối thủ mà Mỹ không thể không tính đến khi triển khai chiến lược toàn cầu của mình. Mỹ cho rằng “Trung Quốc là một quốc gia có thể làm thay đổi trật tự của khu vực theo cách thức làm cho lợi ích của khu vực kém được bảo đảm” [56, tr.132-133].

Khu vực Đông Bắc Á còn là nơi tiềm ẩn nhiều nhân tố có khả năng gây mất ổn định như tình hình eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và những nghị kị còn tồn tại giữa các nước trong khu vực. Những nhân tố này liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ.Do đó, dưới thời Tổng thống G.W.Bush, Mỹ đã triển khai một chính sách toàn diện đối với các nước trong tiểu vùng khu vực Đông Bắc Á.

2.3.Chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á dưới thời Tổng thống G.W.Bush (2001 - 2009)

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 49)