Tình hình nước Mỹ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 38)

Ngày 20/1/2001, G.W.Bush bước vào Nhà Trắng, chính thức trở thành vị tổng thống thứ 43 trong lịch sử nước Mỹ, và là vị tổng thống Mỹ đầu tiên của thiên niên kỉ mới. Việc trở thành ông chủ Nhà Trắng của Tổng thống Bush cũng đồng nghĩa với việc trở lại cầm quyền của đảng Cộng hòa sau 8 năm vắng bóng. Với truyền thống trong nền chính trị Mỹ, đảng Cộng hòa với vị tổng thống mới mong muốn xây dựng một chiến lược, chính sách đối ngoại mang dấu ấn riêng. Ngoài dựa vào yếu tố bên ngoài, cơ sở hoạch định chiến lược còn phải dựa vào tình hình nội lực của nước Mĩ. G.W.Bush nhận chức tổng thống vào một thời điểm được coi là thuận lợi, khi mà nước Mỹ vẫn có sức mạnh vượt trội so với các trung tâm quyền lực khác nên vẫn cho phép nước Mỹ thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới. Điều này hoàn toàn trái ngược với thời của Bush (cha) và B.Clinton trước đây khi phải giải quyết hậu quả của một nền kinh tế suy thoái trầm trọng sau cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài. Vào đầu thế kỷ XXI, “nước Mỹ

đang ở đỉnh cao của sự ảnh hưởng và sự thịnh vượng của nó” [6]. Đánh giá về sức mạnh của nước Mỹ khi bước vào thiên niên kỷ mới, học giả Trung Quốc Wang Jisi viết “đến nay chưa có một quốc gia nào tổng hợp đủ các yếu tố để có thể thách thức Mỹ, và không phải bàn cãi vị thế siêu cường hiện nay của Mỹ sẽ còn tiếp tục trong 20 - 30 năm tới” [16, tr.40]. Khi nói về sức mạnh tổng lực của Mỹ, báo “Thời đại” của CHLB Đức ra ngày 29/9/2002 mô tả: Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với tư cách là quyền lực thế giới thực sự duy nhất. Cánh tay quân sự của nó vươn tới bất cứ điểm nào của địa cầu. Ưu thế kinh tế của nó là chất xúc tác cho toàn bộ nền kinh tế thế giới.Sự thống trị về mặt chính trị của Mỹ đã làm cho nó trở thành một dân tộc mà người ta không thể từ bỏ.Còn ảnh hưởng về văn hóa của Mỹ thì lớn tới mức khắp thế giới nhiều người coi sự toàn cầu hóa là một sự Mỹ hóa. Ưu thế đa chiều này đã làm cho quyền lực của Mỹ trở thành duy nhất[33].

Về kinh tế, Mỹ mặc dù đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu nhưng GDP của Mỹ chiếm 30% GDP của thế giới (năm 2008 đạt 14300 tỷ USD), hơn GDP của 4 nước đứng tiếp sau (Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Anh) cộng lại [10, tr.141-142]. Đồng dollar Mỹ chiếm 63,9% dự trữ ngoại hối thế giới và tham gia vào hơn 83% giao dịch quốc tế [16, tr.40]. Mỹ luôn đi đầu trong việc xây dựng “nền kinh tế mới” - kinh tế tri thức lấy công nghệ thông tin làm cơ sở hạ tầng và chất xám là yếu tố sản xuất căn bản.

Ngoài khả năng đầu tư và quan hệ thương mại rộng khắp với các nước, Mỹ là nước có đóng góp tài chính lớn nhất cho các tổ chức quốc tế như LHQ (kể từ sau khi thành lập tháng 10/1945, Mỹ đóng góp 38,89% tổng kinh phí của LHQ và từ sau năm 2001, Mỹ vẫn là nước đóng nhiều nhất với 22% tổng kinh phí). Mỹ chiếm 38% cổ phần của Ngân hàng thế giới (WB); năm 1950 Mỹ đóng 34,22% ngân sách của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lệ đóng góp qua các năm của Mỹ có giảm sút nhưng vẫn lớn nhất so với các nước khác, đến năm 1998, Mỹ đóng 18,25% trong khi các nước G7 chỉ đóng từ 3% đến 7% [29, tr.161]. Với sự đóng góp lớn, nhìn chung Mỹ là nước có tiếng nói lớn và giữ vai trò chi phối trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới…

hòa thay phiên nhau cầm quyền trong suốt hơn 200 lịch sử, mặc dù hai đảng vẫn có những khác biệt, mâu thuẫn nhưng cơ bản luôn chia sẻ những mục tiêu đối nội và đối ngoại lớn nhất của Mỹ. Điều này giúp cho nước Mỹ có một hệ thống chính trị tương đối ổn định trong suốt thời gian dài. Các chính quyền Mỹ thường có khả năng thích nghi và điều chỉnh nhanh, táo bạo trước những biến động của bên trong và bên ngoài.Có thể lấy vụ khủng bố 11/9/2001 là một ví dụ, chỉ sau một tháng vụ khủng bố 11/9 xảy ra, Mỹ phát động cuộc Chiến tranh Afghanistan, không chỉ là chống khủng bố mà còn để thử nghiệm và chứng tỏ thế mạnh quân sự và ảnh hưởng lâu dài của Mỹ tại Trung Á. Tiếp sau đó, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh Iraq lần thứ 2. Tương tự cuộc chiến tranh Afghanistan, Mỹ muốn thay đổi chế độ Saddam Hussein chống Mỹ để dần chi phối khu vực Trung Đông, từng bước đảm bảo nguồn cung cấp dầu lửa ổn định và lâu dài cho Mỹ [2, tr.45]. Rõ ràng, sự ổn định về chính trị, sự nhạy bén và phản ứng nhanh đã giúp chính quyền Mỹ có thể kiểm soát mọi biến động của tình hình an ninh trong và ngoài nước; có thể thao túng cục diện chung cũng như hoạt động của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế hàng đầu nhằm thực hiện vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Về quân sự, Mỹ đi đầu trong công nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực khổng lồ để biến các ý tưởng thành hiện thực. Mỹ tiếp tục là nước duy nhất trên thế giới có khả năng triển khai quân tại nhiều điểm chốt trên phạm vi toàn cầu và có tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay có mặt ở cả 3 đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chi phí quân sự của Mỹ liên tục tăng lên, năm tài chính 2000- 2001 Mỹ chi cho quốc phòng là 304,4 tỷ USD, năm 2001- 2002 là 315,6 tỷ USD đến năm 2005- 2006 là 477 tỷ USD [16, tr.40]. Ngoài các căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia, quân đội Mỹ vẫn đồn trú ở 140 nước với 200.000 quân và 50.000 lính, sĩ quan hải quân trên các đại dương, được phân bố ở 800 cơ sở quân sự ở hải ngoại, trong đó có 60 căn cứ lớn. Mỹ cam kết hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ các nỗ lực quân sự của 31 nước và ký hiệp định “hợp tác” quân sự với 29 nước khác [23, tr.54-55]. Quân đội Hoa Kỳ là quân đội hiện đại, đứng đầu thế giới về ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, phối hợp xử lý thông tin trong lĩnh vực quân sự cũng như trên chiến trường, giúp tiêu diệt các mục tiêu xa với độ chính xác cao nhưng lại ít gây thương vong cho quân đội Mỹ, do đó, quân đội Mỹ có khả năng đồng thời tham chiến trên hơn 2 mặt

trận. Hiện Mỹ là nước có kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 7.100 đầu đạn hạt nhân và từ 3.000 đến 4.000 đơn vị vũ khí hạt nhân [23, tr.33].

Về khoa học công nghệ, hàng năm nhà nước và các tập đoàn, công ty của Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Mỹ chiếm gần 40% tổng chi phí toàn cầu, riêng chi phí cho nghiên cứu và ứng dụng của Mỹ bằng 6 nước trong G7 cộng lại. Theo các chuyên gia, Mỹ tăng trưởng kinh tế là nhờ 80% ứng dụng khoa học - công nghệ. Trong số những bằng phát minh sáng chế của thế giới hàng năm Mỹ luôn chiếm trên 50% và 2/3 số người đạt giải Nobel về kinh tế và khoa học của thế giới là công dân Mỹ [23, tr.33]. Mỹ đi đầu trong 20/29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, không gian và điều khiển học…

Về văn hóa, Mỹ đang ra sức phổ biến văn hóa Mỹ, giá trị Mỹ trên khắp thế giới - cái mà Mỹ gọi là “sức mạnh mềm” (soft power). Sức mạnh mềm ở đây không phải là sức mạnh quân sự, mà đó là khả năng của một quốc gia có được thứ mình muốn thông qua sự hấp dẫn thay vì ép buộc bằng vũ lực. Nguồn chủ yếu của sức mạnh mềm xuất phát từ văn hóa, tư tưởng chính trị và chính sách đối ngoại…Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, Mỹ dường như đã đạt được đỉnh cao về sức mạnh mềm và bước vào thiên niên kỷ mới, chỉ với chiếc quần Jeans và nhạc Jazz nước Mỹ có mặt khắp mọi nơi. Trong năm 2001, đã có 81,3% phim trên toàn thế giới do Mỹ tài trợ hoặc sản xuất tại nước Mỹ [61]. Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ đạo của Internet và tuyệt đại đa số các chương trình Internet đều bắt nguồn từ nước Mỹ.

Về giáo dục, nước Mỹ chi cho giáo dục đại học gấp đôi tính theo tỉ lệ phần trăm GDP so với Pháp, Đức, Nhật Bản và Anh. Chất lượng giáo dục - đào tạo đại học và sau đại học ở Mỹ dẫn đầu thế giới với 3.600 trường đại học và 500 ngành học khác nhau [41, tr.7]. Trung Quốc và Ấn Độ tuy đào tạo được số lượng kỹ sư và cử nhân lớn hơn của Mỹ nhưng chất lượng đào tạo được đánh giá là chưa thể bắt kịp Mỹ. Người Mỹ dành giải Nobel và công bố các tài liệu khoa học

trên những tạp chí được các nhà chuyên môn kiểm duyệt gấp ba lần người Trung Quốc, nhiều hơn công dân của bất kỳ nước nào khác. Những thành tựu này làm tăng cường cả sức mạnh kinh tế lẫn sức mạnh mềm của Mỹ.

2.1.2. Sự điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổngthống G.W.Bush (2001 - 2009) thống G.W.Bush (2001 - 2009)

Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống G.W.Bush có thể chia là hai giai đoạn, đó là giai đoạn trước và sau sự kiện 11/9/2001. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối:

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEOGRE WALKER BUSH (2001 2009) (Trang 38)