5. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.5.1. Hạn chế
Qua phân tích thực trạng tình hình đào tạo và PTNNL tại Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ còn tồn tại một số điểm sau:
* Hạn chế trong việc sử dụng nhân lực
Một số đơn vị phân bố nguồn nhân lực chƣa đều, tỷ lệ viên chức làm công tác hành chính chiếm tỷ lệ khá cao và chủ yếu đều tập trung tại các đơn vị đóng ở Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ : Phòng Quản lý lƣới trạm (19,8 %), phòng Dự báo KTTV (18 %);
Cơ cấu về độ tuổi giữa các giai đoạn phân bổ không hợp lý. Có những giai đoạn số lƣợng ngƣời về hƣu khá đông và có những giai đoạn có những đơn vị số lƣợng ngƣời về hƣu rất ít.
Đội ngũ làm công tác hành chính đƣợc đào tạo về chuyên môn hành chính hoặc các chuyên ngành khác có liên quan chiếm tỷ lệ khá ít mà chủ yếu là chuyên môn về KTTV.
Tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ Đại học vào công tác tại các đơn vị thuộc Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là tốt nghiệp chính quy các chuyên ngành liên quan đến công tác hành chính gặp rất nhiều khó khăn.
Đội ngũ viên chức quản lý, hành chính ở Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ có trình độ Đại học có tỷ lệ khá khiêm tốn, chỉ chiếm 53 %, trong đó tỷ lệ đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ khá nhỏ khoảng 43 %, tại chức 57 %.
Kinh phí bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác công tác quản lý, hành chính, tham mƣu giúp việc quá eo hẹp nên việc tổ chức bồi dƣỡng cho các đơn vị cơ sở còn hạn chế.
* Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành KTTV đang có sự bất cập, đó là sự thiếu hụt lớn cả ở Trung ƣơng và địa phƣơng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao và đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành.
Hiện nay, nhân lực ngành Khí tƣợng - Thuỷ văn ở Việt Nam nói chung và ở Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ nói riêng đang gặp tình trạng thiếu trầm trọng về số lƣợng. Đội ngũ cán bộ hiện công tác vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Trong khi đó, khả năng cung ứng nhân lực từ các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu sử dụng của xã hội. Thực trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành khí tƣợng- thủy văn và hải dƣơng học, khiến những cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành này có thêm nhiều cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt.
* Hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chƣa xây dựng đƣợc quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn. Chênh lệch giữa chất lƣợng đào tạo lý thuyết và thực hành.Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phƣơng tiện dạy và học còn lạc hậu, không tiếp cận với thực tế hoạt động của ngành Khí tƣợng thuỷ văn.
Còn lúng túng ở chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp đào tạo, không theo kịp yêu cầu phục vụ của nền kinh tế thị trƣờng.Trình độ Quan trắc viên ở mạng lƣới hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mới “Tự động hóa và hiện đại hóa ngành”. Hầu hết quan trắc viên ở trạm không am hiểu về máy tính, không am hiểu về nguyên lý máy móc thiết bị đo tự động nên đối với các trạm đƣợc lắp đặt thiết bị đo tự động sẽ gặp khó khăn, không biết xử lý có tình huống là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tƣ, thậm chí làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Hiện nay năng lực tự chủ sáng tạo khoa học kỹ thuật khí tƣợng còn nhiều hạn chế. Các sáng tạo khoa học kỹ thuật, các luận văn, bài viết với trình độ cao về khoa học kỹ thuật và sự chuyển hoá về tốc độ còn có khoảng cách so với quốc tế, do đó sẽ làm chậm đi một cách nghiêm trọng trong việc nâng cao trình độ tổng thể sự nghiệp khí tƣợng. Năng lực nghiên cứu chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đặc biệt là năng lực không mạnh trong nghiên cứu cơ bản.
Nhân tài có trình độ và tố chất cao không đủ, quá trình quy hoạch và phân bổ nhân tài không hợp lý, thiếu hụt nhân tài có trình độ cao, tố chất cao. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật số lƣợng cao nhƣng khả năng thích ứng theo yêu cầu của việc mở rộng và phát triển sự nghiệp khí tƣợng không theo kịp, nắm bắt các thiết bị tự động hoá và các tố chất cao của khoa học kỹ thuật không đủ. Thiếu hụt các nhân tài có khả năng đan xen nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học. Do cơ chế thị trƣờng nên số sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trƣờng đại học hàng năm trung bình từ 30 đên 40 ngƣời, nhƣng số sinh
viên này về Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ không nhiều nhất là những sinh viên khá giỏi. Vì vậy vẫn tạo nên sự thiếu hụt nhân lực có trình độ cao.
3.3.5.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, việc tuyển dụng, bổ nhiệm có lúc có nơi còn chưa công khai,
minh bạch, bình đẳng. Lâu nay, khi có 2 ngƣời đến xin tuyển vào 1 vị trí
(nhất là ở khu vực công), ngƣời ta hay dựa nhiều vào lý lịch, gốc gác, thân thế hơn là năng lực thực tế và ngƣời có “thế” hơn, có “mối quan hệ” tốt hơn thƣờng đƣợc chọn. Thực tế cho thấy, nếu cứ hô hào khuyến khích, thu hút nhân tài mà bên trong lại áp dụng “lý lịch chủ nghĩa”, “gia thế chủ nghĩa”, “gửi gắm chủ nghĩa” thì thật khó thu hút đƣợc ngƣời giỏi.
Thứ hai, chính sách đãi ngộ chưa thật sự thỏa đáng. Ở khu vực công
hiện nay, chính sách đãi ngộ mới dừng lại ở bậc lƣơng đầu vào và gần nhƣ có sự cào bằng trong chính sách đãi ngộ đối với mọi thành phần, không phân biệt nhân tài hay không phải là ngƣời tài, tức là nhân tài cũng không đƣợc tôn trọng gì hơn so với những ngƣời khác trong quá trình làm việc, cống hiến. Nhƣ vậy không khuyến khích đƣợc ngƣời giỏi đến với đơn vị, càng không động viên họ ra sức cống hiến. Từ đó, hoặc là họ tìm nơi khác làm việc hoặc họ chịu ở lại nhƣng “chân ngoài chân trong” hoặc họ chịu thui chột năng lực.
Thứ ba, vướng những “rào cản” ngoài năng lực. Hiện có những vấn đề
có thể làm trở ngại việc thu hút và sử dụng ngƣời tài. Thực tế hiện nay hầu hết vị trí lãnh đạo đều đòi hỏi phải là đảng viên nhƣng bên cạnh nhiều ngƣời có năng lực, có điều kiện đã tự nguyện xin vào Đảng thì vẫn có không ít ngƣời giỏi khác vì nhiều lý do lại không vào Đảng, thành ra họ không đƣợc giao những công việc phù hợp với năng lực của họ. Ngoài ra, điều kiện làm việc đôi khi quá chặt chẽ lại không hẳn phù hợp với tất cả ngƣời giỏi. Chẳng hạn, không nhất thiết buộc mọi cán bộ phải có mặt tại cơ quan đủ 8 giờ thì mới làm đƣợc việc. Nhất là trong điều kiện tiến bộ của công nghệ thông tin hiện
nay, nhiều ngƣời có thể làm việc từ xa mà vẫn đảm bảo yêu cầu công tác…
Ngoài ra, môi trường làm việc cũng rất quan trọng. Hiện nay, trong
không ít cơ quan, mọi ngƣời làm việc phải “ngó trƣớc ngó sau”, phải “đoán ý của lãnh đạo”, nhƣ vậy ngƣời có sáng kiến cũng ít dám bộc lộ sáng kiến.
Và một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là đến nay
vẫn chƣa có quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo về các chuyên ngành trong lĩnh vực KTTV; việc đầu tƣ về cơ sở vật chất, đổi mới, tăng cƣờng giáo trình, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các cơ sở đào tạo còn manh mún, dàn trải; mối liên thông liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực KTTV còn mang tính tự phát, chƣa có chủ trƣơng nhất quán; chính sách thu hút học sinh, sinh viên tham gia học tập ở các chuyên ngành KTTV chƣa đƣợc xây dựng và ban hành.
Kết luận chương 3
Tóm lại, trong chƣơng 3 luân văn ngoài việc giới thiệu vắn tắt về Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ, còn lại chủ yếu tập trung vào việc phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và đánh giá kết quả công tác đào tạo và phát triển NNL thông qua việc điều tra khảo sát. Từ đó rút ra những thành công, đồng thời chỉ ra những hạn chế và các nguyên nhân của nó.
CHƢƠNG 4
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL TẠI ĐÀI KTTV
KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ 4.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN NGÀNH KTTV
4.1.1. Xu thế phát triển ngành KTTV trên thế giới
Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO) đang tập trung hƣớng chiến lƣợc cho giai đoạn 2012-2016, chiến lƣợc giải quyết các nhu cầu xã hội toàn cầu. WMO nhận định rằng, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện dịch vụ, xã hội và con ngƣời ngày càng dễ bị tổn thƣơng với các hiểm họa tự nhiên và nền kinh tế quốc gia đang trở nên nhạy cảm hơn với biến đổi khí hậu và thay đổi khi tái khẳng định sự cần thiết để cải thiện thời tiết, khí hậu, nƣớc và các dịch vụ môi trƣờng liên quan, cũng nhƣ thông tin liên lạc và các hoạt động ứng phó khẩn cấp, đặc biệt là ở các nƣớc phát triển và kém phát triển nhất, đảo nhỏ đang phát triển và các nƣớc dễ bị tổn thƣơng khác.
Hợp tác giữa tất cả các quốc gia trong việc chia sẻ quan sát của hệ thống Trái đất từ các địa phƣơng quy mô toàn cầu, cùng với những tiến bộ trong kỹ thuật đồng hóa dữ liệu và mô hình số, đã góp phần tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện chất lƣợng, kịp thời và tiện ích của thời tiết, khí hậu, nƣớc và dịch vụ liên quan đến môi trƣờng. WMO sẽ tiếp tục dựa vào các thành viên, các tổ chức khoa học quốc gia, các cơ quan hệ thống LHQ và các đối tác khác, các trƣờng đại học và khu vực tƣ nhân, và các tổ chức tài chính để cung cấp sự hỗ trợ khoa học, chƣơng trình và cơ sở hạ tầng cần thiết để thực hiện hiệu quả hợp tác quốc tế hệ thống. Kế hoạch thực sự sẽ tăng cƣờng chiến lƣợc cho việc cung cấp hiệu quả và ứng dụng của thời tiết, khí hậu và nƣớc thông tin và các dịch vụ môi trƣờng liên quan trong khuôn khổ cải thiện sự an toàn và hạnh phúc của các dân tộc, xóa đói giảm nghèo, tăng sự thịnh vƣợng và
bảo vệ môi trƣờng cho các thế hệ tƣơng lai.
4.1.2. Xu thế phát triển ngành KTTV Việt Nam
Trong vài năm gần đây, ngành KTTV đã tập trung đầu tƣ phát triển và ứng dụng có hiệu quả một số tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới mang lại những hiệu quả khá rõ, làm tiền đề cho việc hiện đại hoá ngành.
1. Đổi mới trang thiết bị đo đạc thông thường.
Trong điều kiện chƣa trang bị đƣợc toàn bộ các thiết bị hiện đại và tự động hoá, các dụng cụ đo đạc có độ chính xác cao hơn và đo đạc đƣợc các thông số đầy đủ hơn đã đƣợc thay thế cho các dụng cụ lạc hậu trên mạng lƣới quan trắc cơ bản. Các máy đo gió, đo mƣa tự ghi và tự báo đã thay cho các dụng cụ đo gió và đo mƣa thô sơ, kém chính xác. Trong số các dụng cụ mới này có một phần đã đƣợc sản xuất trong nƣớc.
2. Xây dựng hệ thống kiểm chuẩn và kiểm định hiện đại.
Cùng với việc đổi mới trang thiết bị, một hệ thống kiểm chuẩn và kiểm định khá hiện đại cũng đang đƣợc hoàn chỉnh để thƣờng xuyên bảo đảm độ chính xác của các dụng cụ đo đạc trên toàn mạng lƣới. Các thiết bị kiểm chuẩn nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió... đã đƣợc trang bị, trong đó có các thiết bị khá hiện đại và có giá trị nhƣ ống khí động kiểm chuẩn máy đo gió và máng kiểm định máy đo dòng chảy.
3. Tăng cường các phương tiện đo đạc từ xa.
Các phƣơng tiện đo đạc từ xa tại Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ chủ yếu là vệ tinh và các rađa thời tiết. Trạm thu ảnh mây vệ tinh có độ phân giải cao đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng đã góp phần làm cho công tác dự báo đƣợc tốt hơn. Đặc biệt, trong các trƣờng hợp thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, mƣa lớn... thông tin liên lạc từ mạng lƣới quan trắc bị ngừng, ảnh vệ tinh trở thành tài liệu rất quý cho công tác dự báo. Trong quá trình khai thác sử dụng, ngành đã phát triển thêm một số công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng các
thông tin thu đƣợc. Phần mềm xác định vị trí tâm bão bằng ảnh vệ tinh phân giải cao đã đƣợc giải thƣởng VIFOTECH năm 1999.
Hệ thống rađa thời tiết tại Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ sẽ đƣợc hoàn thiện trong vài năm tới để bảo đảm phủ kín toàn bộ phạm vi khu vực và các vùng kế cận, tạo thành mạng lƣới rađa thời tiết thống nhất trong khu vực Trung Trung Bộ. Các công nghệ xử lý số liệu thu đƣợc từ vệ tinh và rađa cũng sẽ đƣợc hoàn thiện và tích hợp cùng với các mô hình dự báo trên máy tính sẽ trở thành những công cụ mạnh trong dự báo KTTV.
4. Xây dựng hệ thống bảo đảm thông tin liên lạc.
Do những đặc điểm chuyên ngành, nhƣ cần truyền một khối lƣợng lớn dữ liệu trong một thời gian ngắn nên hệ thống thông tin liên lạc dựa trên cơ sở các đƣờng truyền phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập. Một trong những khó khăn là tình trạng hay bị mất liên lạc trong những trƣờng hợp thời tiết nguy hiểm nhƣ mƣa, bão. Vì thế để khắc phục nhƣợc điểm này,tại Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ một hệ thống thông tin liên lạc với nhiều loại kênh thông tin đã đƣợc thiết lập. Ngoài các phƣơng tiện liên lạc thông thƣờng, một mạng máy tính đã đƣợc thiết lập trong Đài để thu thập và trao đổi thông tin, đảm bảo toàn bộ các số liệu đƣợc gửi về trung ƣơng kịp thời. Cũng qua đây, các Trung tâm KTTV tỉnh có thể nhận đƣợc ảnh vệ tinh và nhiều sản phẩm khác do Trung tâm quốc gia dự báo KTTV chuyển thẳng đến.Trong thời gian tới, hệ thống thông tin liên lạc KTTV sẽ đƣợc nâng cấp để đạt tốc độ cao hơn, nhất là các kênh liên lạc quốc tế. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tốc độ của hệ thống viễn thông chung của quốc gia.
5. Triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực dự báo.
Mục tiêu chủ yếu của việc phát triển công nghệ dự báo KTTV trong những năm tới là phải đƣa phƣơng pháp dự báo khách quan tiên tiến trở thành phƣơng pháp nghiệp vụ dự báo hàng ngày. Đây là một công việc khó khăn,
đòi hỏi thời gian, kinh phí cũng nhƣ nhân lực thích ứng. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của công nghệ tin học và viễn thông, công việc này có thể hoàn thành trong khoảng vài ba năm tới.
4.2. MỤC TIÊU, CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH KTTV 4.2.1. Vị trí của Ngành KTTV đối với sự phát triển kinh tế xã hội 4.2.1. Vị trí của Ngành KTTV đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Ngành KTTV có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Công tác phục vụ KTTV đƣợc xem nhƣ một trong các điều kiện căn bản để Chính phủ có thể hoạch định các chính sách, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo đảm an toàn cuộc sống và tài sản của ngƣời dân. Thiên tai và những hiện tƣợng bất lợi khác có nguồn gốc từ các hiện tƣợng KTTV xảy ra thƣờng xuyên và đã gây nhiều thiệt hại đến tính mạng và tài sản của ngƣời dân, riêng về tài sản cũng thiệt hại nhiều tỷ đồng mỗi năm, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo số liệu của Ban Chỉ