5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Đài
3.3.2.1. Năng lực của người lao động
Phần lớn nhân lực của Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ ở trong độ tuổi rất trẻ và mong muốn đƣợc khẳng định mình ở những vị trí cao hơn. Năng lực của CBVC đã nâng lên sau thời gian làm việc đƣợc thể hiện qua hành vi thái độ mà họ đảm nhận công việc. Năng lực đó thể hiện qua cơ cấu nguồn nhân lực.
Cơ cấu NNL đƣợc xác định theo yêu cầu của chiến lƣợc phát triển Ngành KTTV mà Trung tâm quốc gia đã xây dựng. Nói cách khác phải xuất phát từ mục tiêu của tổ chức, từ yêu cầu công việc phải hoàn thành, từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực, từ quy trình công nghệ mà chuẩn bị cơ cấu nhân lực cho phù hợp. Cơ cấu NNL có thể đƣợc xem xét ở góc độ tỷ lệ lao động trực tiếp, gián tiếp theo bảng 3.10
Bảng 3.10. Tỷ lệ lao động trực tiếp, gián tiếp của Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tỷ lệ lao động trực tiếp so
với tổng số
% 91,84 91,03 90,88
Tỷ lệ lao động gián tiếp so với tổng số
% 8,16 8,97 9,12
Tổng số % 100 100 100
( Nguồn: Xử lý từ Phòng Tổ chức cán bộ cung cấp)
Số liệu bảng 3.10 cho thấy, tỷ lệ lao động trực tiếp trong tổng số lao động Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ chiếm tỷ lệ rất lớn 91,84% năm 2011, lao động gián tiếp 8,16%. Đến năm 2013 tỷ lệ này lần lƣợt là 90,88% và 9,12%. Tỷ lệ này phù hợp với ngành KTTV nhƣng tỷ lệ lao động gián tiếp vẫn còn lớn, cần thay đổi theo xu hƣớng giảm hơn nữa tỷ lệ lao động gián tiếp. Cụ thể ở Miền trung từ năm 2012 tình hình dự báo diễn biến các cơn bão, áp thấp nhiệt đới đạt tỷ lệ sai số rất nhỏ.
3.3.2.2. Động cơ thúc đẩy người lao động
Để thúc đẩy những hành vi liên quan đến công việc, Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ đã cố gắng nâng cao nhận thức cho CBVC, kết hợp đào tạo với chính sách tiền lƣơng và đào tạo với việc bố trí sử dụng.
a. Nâng cao nhận thức cho người lao động
Nhận thức của ngƣời lao động đƣợc coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển NNL, vì trình độ nhận thức của mỗi ngƣời khác nhau, dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Nó đƣợc phản ánh ở mức độ hiểu biết về xã hội, về chính trị Đảng, Đoàn thể. Trình độ nhận thức cho ngƣời lao động, đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu trình độ văn hóa, xã hội, tính tự giác và khả năng nhận thức để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản của ngƣời lao động.
Tuy nhiên, công tác này chƣa đƣợc Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ cụ thể là các Trung tâm KTTV tỉnh quan tâm đúng mức. Điều này chứng minh qua nhiều năm liền trình độ sơ cấp của các quan trắc viên chƣa đƣợc nâng lên, CBVC đƣợc đào tạo cao cấp chính trị còn rất ít (năm 2011 có 4 ngƣời / 273 ngƣời và năm 2013 có 3 ngƣời/302 ngƣời), công tác chính trị, xã hội không phổ biến đến họ. Vì thế, khả năng nhận thức của ngƣời lao động còn hạn chế.
b. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ
Để đƣa ra một dự báo về diễn biến thời tiết trong ngày, đa số ngƣời làm công tác này phải làm việc ở những nơi rất khó khăn gian khổ nhƣ miền núi, hải đảo… theo dõi các yếu tố nhƣ độ ẩm, nhiệt độ, lƣợng mƣa, tốc độ gió... một cách liên tục. Cứ cách vài giờ họ phải đi đo một lần, bất kể ngày, đêm. Công việc vất vả là vậy, nhƣng tiền lƣơng thì thấp, nhân viên dự báo lƣơng khoảng 3 triệu đồng/tháng kể cả phụ cấp đặc thù. Do vậy, mặc dù rất tâm huyết với ngành, nhƣng một số ngƣời vẫn tranh thủ dành chút thời gian kiếm thêm việc làm tăng thu nhập. Một số ngƣời không chịu đƣợc vất vả đã xin thôi việc hoặc xin chuyển công tác khác. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của yếu tố này. Chính Phủ cũng đã ban hành Quyết định số 47/2011/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 83/2006/QĐ-TTg về việc nâng mức phụ cấp ƣu đãi ngành nghề đặc thù đối với cán bộ, viên chức khí tƣợng-thủy văn thuộc ngành tài nguyên và môi trƣờng. Theo đó, các cán bộ, viên chức khí tƣợng-thủy văn thuộc ngành tài nguyên-môi trƣờng sẽ đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp đặc thù mới, cao hơn.
Có thể nói các chính sách và chế độ đãi ngộ đối với CBVC ngành KTTV đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa thực sự là đòn bẩy khuyến khích và động viên nhân viên. Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ cần có chế độ ƣu
đãi thích hợp từ nguồn thu dịch vụ để thu hút và giữ chân đƣợc nhân viên sau khi đào tạo.