3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam Việt Nam
Thứ nhất là, phải hoàn thiện pháp luật về phát triển hệ thống ngân hàng phù hợp với quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc; pháp luật về mua, bán nợ xấu của các TCTD ở Việt Nam phải đƣợc xây dựng đảm bảo sự phù hợp với quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Trong những năm qua Nhà nƣớc đã linh hoạt ban hành nhiều văn bản có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thống NH: Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 của Thống đốc NHNN chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013, đề án tái cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015… thành lập Công ty quản lý tài sản VAMC và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho công ty này hoạt động và bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhằm phát huy những kết quả đạt đƣợc, Nhà nƣớc cần tiếp tục kiện toàn hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán, nợ xấu của NHTM, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động mua, bán nợ xấu trong thực tiễn.
Thứ hai là, phải hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu phù hợp với thông lệ quốc tế: Bên cạnh, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, cần thiết phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về mua, bán nợ xấu của TCTD ở Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là chuẩn mực về nợ xấu, các yêu cầu về bảo an toàn trong hoạt động NH… Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cần phải nghiên cứu, nắm vững các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này, bên cạnh đó cần vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, từng bƣớc tiếp cận với những quy định quốc tế.
77