Đối tƣợng của hợp đồng mua, bán nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 62)

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 59/2006/QĐ - NHNN thì khoản nợ đƣợc mua, bán gồm:

- Các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho vay đối với các TCTD khác) đang hạch toán nội bảng.

- Các khoản nợ đã đƣợc TCTD xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang đƣợc hạch toán theo dõi ngoại bảng.

Các khoản nợ đƣợc mua, bán có một số đặc điểm nhƣ:

+ Về tính chất của các khoản nợ, theo pháp luật hiện hành các khoản nợ đƣợc TCTD bán chủ yếu phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) là đối tƣợng của hợp đồng mua, bán nợ giữa TCTD với bên mua nợ.

55

+ Về trạng thái của các khoản nợ, nghĩa là tình trạng thực tế của các khoản nợ trƣớc và tại thời điểm đƣợc TCTD đƣa vào giao dịch. Mục đích của các TCTD là bán nợ để thu hồi lại vốn nên thƣờng bán các khoản nợ quá hạn có tài sản bảo đảm, nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm, nợ quá hạn khó đòi (hay còn gọi là nợ xấu) và có khi những khoản nợ trong hạn cũng đƣợc các TCTD mang ra bán.

+ Về tính hợp pháp của khoản nợ, do các khoản nợ phải phát sinh từ giao dịch hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng. Các khoản nợ đã có thỏa thuận bằng văn bản về việc không đƣợc mua, bán sẽ không thuộc đối tƣợng để TCTD bán cho bên mua nợ. Điều này, đảm bảo rằng việc chuyển nhƣợng các khoản nợ có căn cứ pháp luật nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến thực hiện hợp đồng mua, bán nợ.

Các khoản nợ tại ngân hàng đƣợc phân loại thành các nhóm từ 1 đến 5 (theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD đƣợc sửa đổi bằng Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN) và khi nợ xấu vƣợt quá ngƣỡng an toàn thì ngân hàng sẽ bán các khoản nợ, (trừ khoản nợ đã có thỏa thuận là không đƣợc mua, bán.) và thƣờng thì ngân hàng chỉ bán các khoản nợ là nợ xấu (nhóm nợ 3,4,5). Nhƣng trên thực tế, không hẳn khi nợ đƣợc xếp vào nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ tiến hành bán ngay, mà các ngân hàng còn thực hiện biện pháp gia hạn nợ, đảo nợ, thực hiện phân loại nợ không sát thực tế hay dấu nợ xấu để không thực hiện dự phòng rủi ro. Vì vậy, mà các nhà đầu tƣ rất khó tiếp cận đƣợc khoản nợ xấu của ngân hàng. Với những quy định của pháp luật hiện hành, cùng với thực tiễn áp dụng thì tác giả nhận thấy một số tồn tại của quy định pháp luật đối với khoản nợ đƣợc mua, bán nhƣ sau:

Thứ nhất, vấn đề về phân loại nợ

Có thể thấy rằng, hiện các con số về quy mô nợ xấu của Việt Nam có sự khác biệt rõ ràng giữa con số do NHNN hoặc các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam công bố và với cũng con số của các tổ chức nƣớc ngoài công bố. Sự khác biệt lớn này là do việc phân loại nợ xấu ở Việt Nam của NHNN và các ngân hàng thƣơng mại dựa vào

56

Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS) trong khi các tổ chức quốc tế sử dụng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS) để phân loại nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, hiện không có một tiêu chuẩn toàn cầu nào dùng để phân loại nợ xấu. Nhƣng hiện nay hệ thống phân loại nợ xấu của ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) thành 5 nhóm: Không vấn đề; Chú ý đặc biệt; Dưới

chuẩn; Nghi ngờ; Mất vốn là hệ thống phân loại nợ xấu đƣợc sử dụng rộng rãi

nhất. Trong một số trƣờng hợp khác, ngƣời ta sẽ áp dụng hệ thống báo cáo kép, vừa theo chủ trƣơng chính sách trong nƣớc, vừa theo phƣơng pháp phân loại của BIS.

Theo phƣơng pháp của BIS thì nợ xấu đƣợc phân loại cụ thể nhƣ sau:

1. Không vấn đề: là các khoản cho vay sẽ thu hồi đƣợc.

2. Chú ý đặc biệt: là các khoản cho vay các doanh nghiệp có thể có khó khăn

khi thu hồi nợ, ví dụ, do tiếp tục sản xuất kinh doanh thua lỗ.

3. Dưới chuẩn: là các khoản cho vay mà tiền trả lãi và gốc bị nợ quá hạn trên

3 tháng. Các ngân hàng phải trích lập dự phòng 10% trên phần vốn cho vay không đƣợc bảo đảm và đƣợc xác định là dƣới chuẩn.

4. Nghi ngờ: khả năng tất toán toàn bộ khoản cho vay tỏ ra đáng nghi ngờ,

cho thấy có khả năng sẽ mất vốn, tuy nhiên mất bao nhiêu thì chƣa rõ. Các ngân hàng phải trích lập dự phòng 50% cho các khoản vay nghi ngờ này.

5. Mất vốn thật sự và không có khả năng thu hồi: các khoản cho vay này

đƣợc coi là không có khả năng thu hồi. Thƣờng là các khoản vay cho các doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục pháp lý để đƣợc bảo vệ theo luật phá sản. Các ngân hàng trích dự phòng 100% cho các khoản vay này. [38]

Nợ xấu đƣợc định nghĩa là các khoản cho vay rơi vào 3 nhóm cuối cùng trong hệ thống phân loại 5 nhóm nói trên của BIS. So sánh với phƣơng pháp phân loại theo thông lệ quốc tế dựa trên IAS thì phƣơng pháp phân loại của Việt Nam dựa trên VAS có sự khác biệt nhƣ sau;

Một là, theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thì nợ có thể

đƣợc phân loại theo 2 phƣơng pháp: phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng hoặc phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính.

57

- Theo Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng là việc phân loại nợ dựa vào lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng.

- Theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính là việc phân loại nợ ngay từ khi phê duyệt hồ sơ, bao gồm một hệ thống 14 chỉ tiêu tài chính, mỗi chỉ tiêu lại có trọng số khác nhau ứng với từng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. Vì ngân hàng không bắt buộc phải thực hiện phân loại nợ dựa trên cả hai phƣơng pháp, do đó hiện nay các ngân hàng thƣơng mại chỉ sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để phân loại nợ của mình mà không quan tâm đến các yếu tố định tính, ví dụ nhƣ vị thế tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vì thế không phản ánh đƣợc chất lƣợng thật sự của khoản vay của doanh nghiệp đó.

Mặc dù cả 2 phƣơng pháp định tính và định lƣợng đều đã đƣợc NHNN quy định rõ trong Quyết định 493 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nhƣng hiện tại chỉ có một số ít ngân hàng thƣơng mại Việt Nam áp dụng cả 2 phƣơng pháp này. Tính đến tháng 12/2012 ở Việt Nam có 4 ngân hàng phân loại nợ theo chỉ tiêu định tính là BIDV, AgriBank, SacomBank và VCB.

Giải thích tình trạng này, để áp dụng phƣơng pháp định tính thì các ngân hàng thƣơng mại phải xây dựng đƣợc hệ thống đánh giá tín nhiệm nội bộ vốn không dễ thực hiện. Lý do khác là vì Quyết định 493 không có các hƣớng dẫn rõ ràng về việc áp dụng phƣơng pháp định tính. Nhƣng lý do lớn nhất là do nếu áp dụng cả 2 phƣơng pháp này đồng thời thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng vọt, là điều không mấy ngân hàng thƣơng mại nào mong muốn.

Hai là, Nợ xấu đƣợc định nghĩa là các khoản cho vay rơi vào 3 nhóm cuối

cùng trong hệ thống phân loại 5 nhóm nói trên của BIS. So sánh với phƣơng pháp phân loại theo thông lệ quốc tế dựa trên IAS thì phƣơng pháp phân loại của Việt Nam dựa trên VAS có một khác biệt quan trọng. Đó là, hiện tại, chỉ có phần vốn đã đến hạn thanh toán (trong một khoản cho vay nào đó) mà không có khả năng thu hồi lại đƣợc thì các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam mới phân loại phần vốn thất thu

58

này, chứ không phải là toàn bộ khoản cho vay đó, thành nợ xấu. Nếu sử dụng IAS thì toàn bộ khoản cho vay đó sẽ bị liệt vào nợ xấu.

Với những lý do nêu trên, dễ hiểu tại sao tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam do NHNN và các ngân hàng thƣơng mại công bố (dựa trên VAS) thƣờng khá “đẹp” (ví dụ tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng do NHNN công bố chỉ là 3,1% vào cuối năm 2011). Nếu dựa trên IAS, nhƣ tính toán của các tổ chức nƣớc ngoài, thì con số này sẽ cao hơn nhiều lần (ví dụ, Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đƣa ra con số tƣơng ứng là 13% vào cuối năm 2011). Đó là chƣa kể nếu còn làm chặt chẽ bằng cách áp dụng cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng cũng nhƣ kiểm soát chặt chẽ chuyện đảo nợ hoặc phân loại nợ không nghiêm túc nói trên thì con số nợ xấu thực tế ở Việt Nam có lẽ còn cao hơn nhiều [38]. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết để các khoản nợ và giá trị khoản nợ khi đƣợc mua, bán đƣợc đánh đúng hơn.

Ngày 21/1/2013, NHNN đã ban hành Thông tƣ 02/2013/TT - NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Thông tƣ này thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập và dự phòng cụ thể đƣợc quy định theo hƣớng siết chặt hơn so với Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và Quyết định 18/QĐ – NHNN. Thông tƣ mới này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2014. Các TCTD phi ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kể từ ngày 1/1/2014. Với việc thực thi những Quy định mới của Thông tƣ 02/2013/TT – NHNN thì các khoản nợ sẽ đƣợc phân loại sát với thực tế hơn.

Thứ hai, vấn đề định giá khoản nợ

Việc giải quyết nợ xấu hiện gặp rất nhiều khó khăn, trong số đó, vấn đề định giá trị khoản nợ nhƣ thế nào đang là vấn đề nan giải. Việc định giá quá cao, khiến

59

cung cầu không thể gặp đƣợc nhau, còn nếu định giá thấp thì các ngân hàng lại không chấp nhận chịu lỗ. Giá đang là vấn đề vƣớng mắc lớn nhất trong việc mua bán nợ xấu hiện nay. Theo Ông Phạm Mạnh Thƣờng, Phó Tổng giám đốc Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài Chính (DATC) chia sẻ: “theo một nhân viên ngân hàng tiết lộ số nợ xấu hạch toán theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam đã lớn hơn cả vốn điều lệ. Thế nhƣng, khi đàm phán, nhân viên đó nói sẽ chỉ bán nợ khi đƣợc trả 100% mệnh giá khoản nợ”. Cũng theo ông Thƣờng: “Có nhiều ngân hàng đòi mức giá tới 100% giá trị khoản nợ, có ngân hàng đòi 80%”

Mặc dù theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 21/12/2006, Thống đốc NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng đƣợc quyền mua, bán đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay. Một khoản nợ có thể đƣợc bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể đƣợc mua, bán nhiều lần... Tuy nhiên, các điều khoản quy định trong Quyết định này còn rất chung chung. Theo ông Trần Phƣơng, Giám đốc Ban kế hoạch phát triển - ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì việc mua, bán nợ xấu ngân hàng ở ta nếu có thì diễn ra rất khó khăn từ việc lập hồ sơ, đƣa lên tòa, đến thi hành án rất phức tạp, thậm chí 2 - 3 năm không xong đƣợc việc. Vì thế, các định chế trong, ngoài nƣớc rất ít hoặc chƣa muốn tham gia vào lĩnh vực này do e ngại rủi ro khi mua nợ nhƣng về sau không bán đƣợc.

Chính vì thiếu hƣớng dẫn trong việc bán nợ xấu nên các ngân hàng rất khó hợp tác với Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Ông Phạm Mạnh Thƣờng - Phó tổng giám đốc DATC - Bộ Tài chính chia sẻ tại một hội thảo về mua bán nợ mới đây là DATC từng tiếp cận, đàm phán mua nợ xấu tại một số ngân hàng. Đó đều là những khoản nợ xấu khó đòi, khả năng thu hồi thấp. Những tƣởng ngân hàng sẽ coi đây là cơ hội thanh lý nợ xấu, thu hồi một phần vốn, nhƣng họ lại không đáp ứng đề nghị của DATC. Thậm chí, có một ngân hàng lớn, đang niêm yết cổ phiếu trên HOSE còn đòi bên mua nợ phải trả gần đủ 100% giá trị của khoản nợ xấu, trong khi trên thế giới, giá mua thông thƣờng chỉ khoảng 40%, khiến bên mua chỉ còn cách chào thua! [28] Với tỷ lệ đòi giá rất cao nhƣ vậy thì không hiệu quả nên

60 DATC không thể tham gia giải cứu.

So sánh với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, phần lớn AMC tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Á áp dụng phƣơng pháp định giá nợ xấu theo giá trị phù hợp. Tại Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia giá mua trung bình dao động từ khoảng 1/3 đến 1/2 giá trị sổ sách của khoản nợ xấu. [29]

Hiện nay các ngân hàng khi có nhu cầu bán nợ thƣờng tiến hành đánh giá, xem xét và tiến hành định giá sơ bộ khoản nợ hoặc mời một tổ chức định giá chuyên nghiệp trƣớc khi thông báo cho các nhà đầu tƣ biết về việc bán khoản nợ. Vì các ngân hàng là chủ thể có quyền, có khả năng đánh giá đƣợc khả năng trả nợ của con nợ… Tuy nhiên, giá trị khoản nợ phần lớn là chƣa đƣợc định giá sát và thƣờng là ở những mức giá rất cao vì lý do sau:

Thứ nhất, “Bất đồng” của những con số nợ xấu bất động sản, theo Bộ Xây

dựng thì tổng cho vay bất động sản cho đến hiện nay là 270,000 tỷ đồng, trong khi báo cáo của TS. Nghĩa ghi nhận khoảng 241,000 tỷ đồng. Nợ xấu bất động sản (BĐS) mà NHNN (NHNN) tập hợp từ báo cáo của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) thì chỉ khoảng 10,000 tỷ đồng nợ xấu BĐS trong tổng số 270,000 tỷ đồng

trên, xấp xỉ 4%. Với con số này, TS. Nghĩa nhận định chắc chắn đó chỉ là “con số

nợ xấu của một đại gia chứ không phải của cả thị trường, thậm chí nợ xấu của một đại gia có thể gấp 3 lần con số đó… Nói như vậy để có thể thấy rằng nợ xấu của thị

trường BĐS còn rất lớn” [37], nhƣng việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó

khăn, vì trƣớc đây khi bất động sản đƣợc định giá cho vay rất cao nhƣng hiện nay thị trƣờng nhà đất giảm thì phải định giá lại khoản nợ này nhƣ thế nào? Điều này, do mỗi ngân hàng có phƣơng pháp định giá khác nhau và cho kết quả khác nhau trong quá trình xử lý tài sản. Vì vậy, phải lựa chọn phƣơng pháp định giá phù hợp để có kết quả khách quan, chính xác đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia trong các giao dịch với ngân hàng.

Thứ hai, với những quy định về phân loại nợ còn nhiều bất cập và chƣa đƣợc

thực thi nghiêm túc nên ngân hàng còn tiến hành việc đảo nợ, giãn nợ, gia hạn nợ… để khỏi phải trích lập dự phòng rủi ro; hoạt động ngân hàng chƣa minh bạch, có tình

61

trạng ngân hàng còn cố tình dấu nợ xấu. Vì vậy, các khoản nợ xấu chƣa đƣợc đánh

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)