đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
3.1.2. Giải quyết bất cập của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD hiện nay hiện nay
Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN của NHNN đã ban hành kèm Quy chế mua, bán nợ của các TCTD là cơ sở pháp lý để các bên tham gia vào hoạt động mua, bán nợ; và là công cụ để Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua, bán nợ, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, nội dung các quy định tại Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hƣởng tới hoạt động mua, bán nợ của các TCTD và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động này với một số nội dung sau:
79
Thứ nhất, chƣa có các quy định hƣớng dẫn thi hành Quyết định 59/2006/QĐ
– NHNN và các quy định của văn bản này chủ yếu mang tính quy trình chứ không mang tính bắt buộc. Vì các TCTD không bắt buộc phải bán nợ, do đó mà tỷ lệ nợ xấu vẫn tồn tại ở mức cao, bên mua nợ khó tiếp cận đƣợc những khoản nợ này.
Thứ hai, các quy định về chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ có những
điểm chƣa phù hợp nhƣ: (i) quy định về đối tƣợng áp dụng thì theo Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN chƣa có quy định về đối tƣợng là các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, điều này, đã làm hạn chế sự tham gia của chủ thể này trong hoạt động mua, bán nợ. (ii) đối với đối tƣợng là nhà đầu tƣ cá nhân cần phải thay đổi, vì thực tế hầu nhƣ không phát sinh hoạt động mua, bán nợ giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, đồng thời để góp phần đảm bảo khả năng, trách nhiệm quản lý khoản vay khi bên mua thực hiện mua khoản nợ về. Vì vậy, trong Thông tƣ mới sửa đổi, bổ sung Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN đề nghị không nên quy định bên mua nợ là cá nhân, nhằm tăng trách nhiệm của các bên tham gia mua, bán khoản nợ.
Thứ ba, về phạm vi mua bán, bán nợ. Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN
chƣa quy định “trường hợp không được mua, bán khoản nợ khi khoản nợ hoặc các
biện pháp bảo đảm cho khoản nợ đang có tranh chấp, khiếu kiện,” để đảm bảo
trách nhiệm của bên bán đối với khoản nợ khi thực hiện bán nợ phải bổ sung quy định nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho bên mua nợ trong trƣờng hợp mua khoản nợ không có quyền truy đòi.
Thứ tư, về nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ, để đảm bảo tăng trách nhiệm
của các bên tham gia mua, bán khoản nợ. Dự thảo thông tƣ thay thế Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN về Quy chế mua bán nợ của tổ chức tín dụng đang đƣợc lấy ý kiến bổ sung nguyên tắc “Các bên liên quan đến giao dịch mua, bán nợ phải đảm bảo nhận thức đầy đủ các rủi ro khi tham gia giao dịch mua, bán nợ và tự chịu trách nhiệm trong các quyết định liên
quan đến giao dịch mua, bán nợ”.
Thứ năm, các quy định về khung giá bán nợ, thời hạn bán nợ cũng còn nhiều
80
khiến cho cung – cầu không thể gặp nhau dẫn đến tình trạng các khoản nợ tồn đọng và không đƣợc đƣa vào thị trƣờng; việc qui định về thời gian bán nợ chƣa đƣợc siết chặt do đó, mà có những khoản nợ đƣợc ngân hàng treo hàng “chục năm” không bán khiến tỷ lệ nợ xấu càng cao, ngoài việc qui định ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% phải bán nợ cho VAMC thì nên qui định về thời gian bắt buộc phải bán nợ.
Thứ sáu, các ngân hàng hiện nay vẫn đang đƣợc trao quyền chủ động khi
tham gia hoạt động mua, bán nợ, khiến cho sự kiểm soát của nhà nƣớc sẽ khó khăn, do đó, cần có những quy định về báo cáo thông tin hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài với NHNN, để đảm bảo việc theo dõi, quản lý và hạn chế những hành vi mua, bán nợ vì lợi ích nhóm, trục lợi khác.
Thứ bảy, về quy trình mua, bán nợ. Theo Quyết định số 59/2006/QĐ –
NHNN thì các ngân hàng đƣợc quyền căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của mình để xây dựng quy trình mua, bán nợ cho phù hợp với Quy chế mua, bán nợ. Với quy định mang tính tùy nghi này nên trên thực tế mỗi ngân hàng có một quy trình mua, bán nợ khác nhau, khiến các nhà đầu tƣ khó tiếp cận với khoản nợ, cần xây dựng một quy trình mua, bán nợ chuẩn để các ngân hàng tham khảo.
Thứ tám, quy định về giá mua, bán nợ là do các bên thỏa thuận, hoặc thông
qua môi giới. Nhƣng trên thực tế thì chủ yếu các ngân hàng thƣờng định giá khoản nợ và đƣa ra mức giá bán; vƣớng hiện nay là giá cả, vì vậy, cần có những quy định về sự tham gia của các tổ chức trung gian thẩm định giá khoản nợ và có thể bắt buộc một khoản nợ thuộc nhóm nợ 3,4,5 phải nhờ tổ chức trung gian định giá.