Quy trình xác lập và thực hiện hoạt động mua, bán nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 77)

Căn cứ vào Điều 8 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN thì: “Căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, TCTD xây dựng quy trình thực hiện mua, bán nợ của TCTD (bao gồm cả các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc TCTD) phù hợp với quy định của Quy chế này”. Nhƣ vậy, theo quy định này các TCTD có thể tự xây dựng một quy trình mua, bán nợ phù hợp với điều kiện thực tế

của mình. Quy định mở này, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho các bên tham gia

vào giao dịch mua, bán nợ của TCTD. Các TCTD đƣợc pháp luật trao quyền định đoạt trong việc xây dựng và thực hiện quy trình mua, bán nợ không trái quy định

70

của pháp luật, theo đó, các ngân hàng tiến hành xây dựng quy trình mua, bán nợ dựa trên hoạt động của ngân hàng mình. Đối với những ngân hàng có nhiều Chi nhánh, khi Chi nhánh có nhu cầu bán nợ sẽ phải tiến hành các thủ tục và trình hồ sơ bán nợ tới Hội sở chính để đƣợc đồng ý, nhƣ Quy trình mua, bán nợ của ngân hàng đầu tƣ và phát triển (BIDV) đƣợc xây dựng cho cả Chi nhánh và Hội sở chính gồm nhiều khâu và phức tạp. Do mỗi ngân hàng lại có quy trình riêng, tiến hành theo những trình tự khác nhau nên khi các nhà đầu tƣ muốn mua khoản nợ của các ngân hàng cũng khó khăn. Theo quy định của pháp luật hiện nay cho phép các ngân hàng tự đƣa ra quy trình mua, bán nợ riêng, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi đối với mỗi ngân hàng nhƣng chính điều này đã tạo nên sự không đồng nhất giữa các ngân hàng do không có khung pháp lý chuẩn. Vì vậy, để đảm bảo tính nhất quán trong quá trình thực thi pháp luật, qua nghiên cứu thực tế ngƣời viết xin đƣa ra một trình tự để các ngân hàng có thể tham khảo thực hiện khi tham gia giao dịch mua, bán nợ gồm các bƣớc sau:

Bước thứ nhất: ngân hàng sẽ tiến hành rà soát các tài liệu có liên quan đến

khoản vay nhƣ sắp xếp hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các tài liệu khác; tiến hành thẩm định khoản nợ thông qua các các tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá khoản nợ. Với quá trình này, ngân hàng sẽ đánh giá đƣợc giá trị khoản nợ, khả năng trả nợ của khách nợ để đƣa ra quyết định việc bán nợ, đồng thời Bên bán nợ phải dự kiến đƣa ra đƣợc mức giá bán khoản nợ một cách sơ bộ.

Bước thứ hai: xác định việc bán nợ sẽ đƣợc thực hiện theo một trong 2

phƣơng thức mua, bán: đấu giá hay thỏa thuận.

Trƣờng hợp mua, bán nợ theo phƣơng thức thỏa thuận: bên bán nợ chủ động đăng thông tin mời khách hàng mua nợ hoặc thông qua môi giới để đàm phán về giá cả của khoản nợ và các điều kiện để bán nợ. Nếu bên mua nợ đƣa ra mức giá thấp hơn mức giá mà bên bán nợ đƣa ra thì bên bán nợ sẽ thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhƣ đăng báo về việc ngân hàng đang có nhu cầu bán khoản nợ của khách hàng và giới thiệu khái quát về khoản nợ, mô tả khái quát về tài sản bảo đảm của khách hàng cho khoản nợ, giá bán nợ và các thông tin khác cần thiết cho

71

việc bán nợ. Nếu hết thời hạn đăng báo, mà không có khách hàng nào đề nghị mua với mức giá cao hơn mức mà bên mua nợ đang đàm phán, thì bên bán nợ sẽ bán cho bên mua nợ đó. Trƣờng hợp mua, bán nợ theo phƣơng thức bán đấu giá thì ngân hàng căn cứ vào kết quả thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá độc lập để xác định giá bán khởi điểm (giá sàn) và tổ chức bán nợ theo đúng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Bước thứ ba: Khi xác định đƣợc các chủ thể tham gia vào việc mua, bán

khoản nợ, các bên thỏa thuận thống nhất và ký kết hợp đồng mua, bán nợ. Bên mua tìm đƣợc khoản nợ muốn mua và bên mua sẽ tiến hành ký kết với một hợp đồng đƣợc thƣơng lƣợng dựa trên giá cả và các điều khoản khác với bên bán nợ.

Bước thứ tư: TCTD có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản về việc mua,

bán nợ cho bên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ biết; bên bán nợ chuyển giao hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan cho bên mua nợ, gồm có các nội dung sau: (i) liệt kê các hợp đồng có liên quan gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố; (ii) hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tái bảo lãnh; (iii) sổ ghi nợ gốc, các khoản phải trả (lãi suất, phí); (iv) bên bán nợ cam kết thanh toán phí, hoàn tất thủ tục mua, bán nợ mà các bên có cam kết và cuối cùng bên bán nợ phải gửi thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan đến khoản nợ đƣợc mua, bán.

Bước thứ năm: Bên mua nợ phải chuyển tiền cho bên bán nợ theo giá mua,

bán nợ mà hai bên đã thỏa thuận; các bên giải quyết các vấn đề khác còn tồn tại (với trƣờng hợp có phát sinh).

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)